Bệnh bạch hầu là một bệnh lây nhiễm cấp tính do vi khuẩn có tên Corynebacteria gây nên tình trạng viêm cùng với sự hình thành màng fibrin tại vị trí xâm nhập của tác nhân.
- Những ảnh hưởng không ngờ khi bà bầu siêu âm quá nhiều
- Học phí Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur năm 2017
Những nguy hiểm của bệnh bạch hầu
Theo bác sĩ chuyên khoa Tai – Mũi – Họng thuộc Cao đẳng Y dược Hà Nội – trường Cao đẳng Y Dược pasteur cho biết nguyên nhân gây bệnh bạch hầu do vi khuẩn có tên Corynebacteria gây nên xâm nhập vào máu gây nên tình trạng nhiễm độc cho cơ thể với những biến chứng nặng như nhiễm độc, nhiễm khuẩn, viêm cơ tim, viêm đa dây thần kinh, thận hư. Bệnh lây nhiễm qua đường hô hấp, không khí như ho, tiếp xúc trực tiếp như qua các vật dụng sinh hoạt hàng ngày…
Những nguy hiểm của bệnh bạch hầu
Bên cạnh đó bệnh bạch hầu gây nên tổn thương tại vùng miệng là chủ yếu, một số trường hợp gây tổn thương đường hô hấp như mũi, họng, khí quản, cũng có trường hợp gây nên tổn thương tại cơ quan khác như mắt, tai, cơ quan sinh dục, da…Biến chứng nguy hiểm nhất là liên quan đến hệ tim mạch, thần kinh ngoại vi và thận. Việc phòng ngừa hiệu quả nhất là cần phải thực hiện việc tiêm vắc xin bạch hầu.
Vắc xin bạch hầu là gì?
Vắc xin bạch hầu – uốn ván – ho gà là một hỗn hợp dung dịch được làm từ giải độc tố bạch hầu, vắc xin ho gà và giải độc tố uốn ván và cần bảo quản ở nhiệt độ từ 2 đến 8 độ C. Vắc xin bạch hầu được sản xuất dựa vào hệ thống chủng gốc có tên Corynebacterium diphtheriae dùng cho sản xuất phải tuân thủ về hệ thống chủng gốc và được nuôi cấy trên môi trường lỏng thích hợp.
Vắc xin bạch hầu-uốn ván-ho gà hoạt động bằng cách tăng cường hệ thống miễn dịch của cơ thể giúp sản sinh ra các kháng thể chống lại bạch hầu, uốn ván giúp cơ thể của bệnh nhân chống lại nhiễm trùng.
Cách bảo quản vắc xin bạch hầu
Vắc xin bạch hầu cần phải được bảo quản ở nhiệt độ 2-8 độ C, tránh ánh sáng và không lưu trữ tại mội trường ẩm. Đặc biệt không bảo quản ở nhiệt độ ngăn đá vì mỗi loại thuốc đều có những cách bảo quản khác nhau, cần phải đọc kỹ phương pháp bảo quản được ghi trên bao bì, để xa tầm tay của trẻ em.
Đối với những loại thuốc đã quá hạn sử dụng hoặc không thể sử dụng nên tiêu huỷ đúng cách và an toàn, tuyệt đối không được sử dụng để tiêm phỏng cho bệnh nhân. Việc tiêu huỷ cần phải thực hiện đúng quy định của Bộ Y tế.
Cách bảo quản vắc xin bạch hầu
Liều dùng vắc xin bạch hầu – uốn ván – ho gà
Liều lượng thông thường cho người lớn phòng bệnh bạch hầu:
- Dùng 2 liều tiêm bắp 0,5 ml trong 4-6 tuần, tiếp theo một liều thứ ba 0,5 ml sau 6 đến 12 tháng sau đó.
- Một liều tăng cường được khuyến cáo mỗi 10 năm.
Liều lượng thông thường cho người lớn phòng bệnh uốn ván:
- Dùng 2 liều tiêm bắp 0,5 ml trong 4-6 tuần, tiếp theo một liều thứ ba 0,5 ml sau 6 đến 12 tháng sau đó.
- Một liều tăng cường được khuyến cáo mỗi 10 năm
Liều lượng thông thường cho trẻ em phòng bệnh bạch hầu: 7 tuổi trở lên
- Tiêm chủng ban đầu
Dùng 2 liều tiêm bắp 0,5 ml trong 4-6 tuần, tiếp theo một liều thứ ba 0,5 ml sau 6 đến 12 tháng sau đó.
- Tiêm chủng tăng cường
Trẻ em 11 đến 12 tuổi: Liều duy nhất sau ít nhất 5 năm trôi qua kể từ liều cuối cùng của vắc xin chứa giải độc tố.
Liều lượng thông thường cho trẻ em phòng uốn ván: 7 tuổi trở lên
- Tiêm chủng ban đầu
Dùng 2 liều tiêm bắp 0,5 ml trong 4-6 tuần, tiếp theo một liều thứ ba 0,5 ml sau 6 đến 12 tháng sau đó.
- Tiêm chủng tăng cường
Trẻ em 11 đến 12 tuổi: Liều duy nhất sau ít nhất 5 năm trôi qua kể từ liều cuối cùng của vaccine chứa giải độc tố.
Chương trình đào tạo Cao đẳng Điều dưỡng tại Trường Cao đẳng Y dược Pasteur
Nhằm giúp các bạn trẻ có cơ hội được theo ngành Y dược như mong muốn, Trường Cao đẳng Y dược Pasteur thông báo tuyển sinh Cao đẳng điều dưỡng chính quy với thời gian đào tạo 2,5 năm. Sau khi kết thúc chương trình học sinh viên sẽ được trang bị đầy đủ những kiến thức chuyên môn cũng như có điều kiện thực hành tại bệnh viên riêng của nhà trường nhằm nâng cao trình độ chuyên môn, sinh viên có thể học liên thông lên đại học theo đúng quy định của Bộ GD&ĐT đề ra.
Thí sinh cần phải hoàn thiện hồ sơ đăng ký xét tuyển Cao đẳng điều Dưỡng – Trường cao đẳng Y dược Pasteur như sau:
- Phiếu đăng ký xét tuyển theo mẫu của Bộ LĐTB&XH
- Bản sao học bạ THPT có công chứng + bản sao giấy khai sinh + Sở yếu lý lịch có dấu xác nhận của địa phương hoặc tại nơi làm việc.
- Bản sao công chứng bằng tốt nghiệp THPT đối với những thí sinh đã tốt nghiệp THPT từ năm 2016 trở về trước hoặc giấy tốt nghiệp tạm thời đối với những thí sinh tốt nghiệp THPT năm 2017.
- 4 ảnh 3*4 chụp trong vòng 6 tháng gần nhất và ghi thông tin cá nhân sau ảnh
- Bản sao giấy chứng nhận thí sinh thuộc diện ưu tiên nếu có
- 2 phòng bì có dán tem và ghi rõ tên + địa chỉ + số điện thoại của thí sinh để nhà trường liên lạc.
Địa chỉ nộp hồ sơ xét tuyển Cao đẳng Điều dưỡng – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur: Số 101 Tô Vĩnh Diện – Khương Trung – Thanh Xuân – Hà Nội (gần cầu vượt Ngã Tư Sở). Điện thoại liên hệ: 0926.895.895 – 0466.895.895