Điều dưỡng cho biết trẻ ngủ bao lâu trong ngày là đủ? Ngủ đủ thời gian trong ngày sẽ giúp trẻ đảm bảo có sức khỏe tốt và phát triển hơn. Điều dưỡng nhi khoa sẽ cho mẹ biết thời gian ngủ phù hợp với trẻ ở các độ tuổi. Điều dưỡng sản nhi bật mí những điều thú vị khi làm mẹ Điều dưỡng viên có ...
Trang chủ > Hỏi Đáp Giáo Dục > Tin Tức Y Tế & Giáo Dục > Điều dưỡng cho biết trẻ ngủ bao lâu trong ngày là đủ?

Điều dưỡng cho biết trẻ ngủ bao lâu trong ngày là đủ?

Đánh giá: 1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (3 đánh giá, trung bình: 5,00 trong tổng số 5)
Loading...

Ngủ đủ thời gian trong ngày sẽ giúp trẻ đảm bảo có sức khỏe tốt và phát triển hơn. Điều dưỡng nhi khoa sẽ cho mẹ biết thời gian ngủ phù hợp với trẻ ở các độ tuổi.

me-va-be-so-sinh-ngu-ngon

Trẻ ngủ bao lâu là đủ?

 Trẻ từ 1 – 4 tuần

Với trẻ sơ sinh cần phải ngủ 15 – 18 giờ mỗi ngày, mỗi giấc ngủ thường kéo dài từ 2 – 4 giời. Ở giai đoạn này, trẻ chưa hình thành đồng hồ sinh học riêng về giấc ngủ. Đây là giai đoạn mà em bé cần được ngủ nhiều nhất.

 Trẻ từ 1 – 4 tháng

Khi trẻ được từ 6 tuần tuổi trở đi, trẻ thường ngủ ít đi một chút. Tuy nhiên, mỗi giấc ngủ lại dài hơn và thường kéo dài từ 4 – 6 tiếng và có xu hướng ngủ nhiều hơn vào buổi tối.

 Trẻ từ 4 tháng tới 1 tuổi

Ở giai đoạn này, lý tưởng nhất là trẻ ngủ được 15 tiếng mỗi ngày. Điều dưỡng đa khoa cho rằng đây là giai đoạn quan trọng nhất để tập cho trẻ hình thành một thoái quen ngủ lành mạnh vì lúc này trẻ đã bắt đầu hòa nhập nhiều với xã hội và chu kỳ ngủ cũng bắt đầu giống người lớn.

lien-thong-dai-hoc-dieu-duong-nam-2016

Liên thông Đại học Điều dưỡng năm 2016

 Ở trẻ dưới 6 tháng thường ngủ  khoảng 03 lần vào ban ngày, và giảm xuống còn 2 khi trẻ được 6 tháng tuổi. Buổi sáng, trẻ thường bắt đầu ngủ từ khoảng 9 giờ và kéo tới khoảng mười giờ. Buổi trưa, bắt đầu từ khoảng giữa trưa tới khoảng 2 giờ chiều và ngủ kéo dài khoảng một hoặc hai tiếng. Buổi chiều, trẻ có thể bắt đầu ngủ từ khoảng 3 – 5 giờ. Khi được 6 tháng tuổi(ở một số trẻ có thể sớm hơn), thể chất của trẻ đã phát triển và có khả năng ngủ được qua đêm.

 Trẻ từ 1 – 3 tuổi

Khi trẻ được 1 tuổi thì giấc ngủ buổi sáng sẽ dần mất đi, và thường chỉ có một giấc ngủ ngắn buổi trưa vào ban ngày.

Khi trẻ biết đi, lý tưởng cần có 14 tiếng ngủ mỗi ngày, nhưng thực tế thì chúng chỉ được ngủ khoảng 10 tiếng.

Ở phần lớn trẻ từ 21 – 36 tháng, vẫn cần ngủ trưa và thời gian kéo dài khoảng từ 30 phút tới một tiếng. Buổi tối trẻ thường bắt đầu ngủ từ 7 – 9 giờ tối và thức dậy từ khoảng 6 – 8 giờ sáng.

trẻ-ngu

Trẻ 3 tuổi

 Trẻ từ 3 – 6 tuổi

 Ở giai đoạn này, buổi tối trẻ thường bắt đầu ngủ từ khoảng 7 – 9 giờ tối và dậy khoảng từ 6 – 8 giờ sáng. Từ 3 tuổi trở đi, hầu hết trẻ vẫn còn ngủ trưa, tuy nhiên khi được 5 tuổi thì hầu như không còn ngủ trưa nữa. Theo Khoa học Điều dưỡng, thời gian ngủ trưa càng ngắn thì sẽ tốt cho trẻ.

 Từ 3 tuổi trở đi, phần lớn trẻ đã hình thành được thói quen ngủ của mình.

 Trẻ từ 6 – 12 tuổi

 Ở giai đoạn này, trẻ đã có những hoạt động ở trường, xã hội và gia đình, nên buổi tối trẻ thường bắt đầu ngủ trẻ hơn. Buổi tối, chúng thường ngủ bắt đầu ngủ lúc 9 giờ tối và thức dậy từ khoảng 7 – 10 giờ sáng.

Giai đoạn này, trẻ cần được ngủ đủ từ 9 – 12 tiếng mỗi ngày. Tuy nhiên, nếu mỗi ngày trẻ ngủ được trung bình khoảng 9 tiếng thì cũng vừa đủ.

 Trẻ từ 12 – 18 tuổi

Ở giai đoạn này, các em có nhiều hoạt động hơn nên giấc ngủ rất quan trọng để lấy lại sức khỏe. Tuy nhiên, với áp lực học hành, nhiều em đã không ngủ đủ giấc mỗi ngày. Điều dưỡng viên khuyên mẹ cần đặc biệt quan tâm nhiều hơn tới giấc ngủ của các em.

xet-tuyen-cao-dang-dieu-duong-hoc-ba-thpt

Xét tuyển Cao đẳng điều dưỡng năm 2016

Nộp hồ sơ học Cao đẳng Điều dưỡng Hà Nội năm 2016

Nộp trực tiếp hoặc gửi chuyển phát nhanh qua đường bưu điện theo địa chỉ: Phòng 115 – Nhà N1 – 101 Tô Vĩnh Diện – Khương Trung – Thanh Xuân – Hà Nội (gần Cầu vượt Ngã Tư Sở).

Điện thoại liên hệ: 0466.750.010 – 0964.011.243

Nguồn: yhocquanhta.com

Có thể bạn quan tâm

Thuốc Bambuterol và toàn bộ thông tin về thuốc

Bambuterol có công dụng làm giảm các triệu chứng như ho, cảm thấy khó thở và thở khò khè ở những người bị bệnh hen suyễn.

Chat với chúng tôi