Điều dưỡng tư vấn làm gì khi con chậm phát triển chiều cao? Bé chậm phát triển chiều cao khiến cha mẹ đau đầu. Điều dưỡng nhi khoa sẽ giúp cha mẹ có giải pháp tốt nhất để giúp trẻ lớn nhanh, khoẻ mạnh hơn. Điều dưỡng nhi khoa nói về dinh dưỡng ăn dặm cho bé đúng cách? Điều Dưỡng khuyên không nên dùng Vắc-xin xách tay ...
Trang chủ > Hỏi Đáp Giáo Dục > Tin Tức Y Tế & Giáo Dục > Điều dưỡng tư vấn làm gì khi con chậm phát triển chiều cao?

Điều dưỡng tư vấn làm gì khi con chậm phát triển chiều cao?

Đánh giá: 1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (3 đánh giá, trung bình: 5,00 trong tổng số 5)
Loading...

Bé chậm phát triển chiều cao khiến cha mẹ đau đầu. Điều dưỡng nhi khoa sẽ giúp cha mẹ có giải pháp tốt nhất để giúp trẻ lớn nhanh, khoẻ mạnh hơn.

chieu-cao-tre-em

Vì sao trẻ chậm phát triển chiều cao?

Theo khoa học điều dưỡng nghiên cứu về sự phát triển của trẻ, tăng trưởng chiều cao ở trẻ được diễn ra ngay từ khi thai nhi được hình thành trong cơ thể mẹ và thường được tăng trưởng mạnh mẽ nhất trong độ tuổi dậy thì. Có ba yếu tố chính ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình phát triển chiều cao của trẻ, bao gồm gen di truyền (21%), chế độ dinh dưỡng (32%) và chế độ luyện tập (20%), trong đó, dinh dưỡng là yếu tố quan trọng nhất quyết định đến sự phát triển chiều cao của trẻ. Trẻ bị chậm phát triển là do thiếu chất dinh dưỡng phát triển chiều cao.

Biều hiện của trẻ chậm phát triển chiều cao

Thấp hơn so với chiều cao trung bình của lứa tuổi: Theo khoa học, chiều dài trung bình của một em bé mới sinh rơi vào khoảng 50cm và được phát triển mạnh mẽ trong năm đầu tiên. Nếu cha mẹ thấy độ lệch về chiều cao của con quá lớn thì có thể nói rằng con bị chậm phát triển chiều cao.

dinh-duong-cho-tre-phat-trien

Tỷ lệ tăng trưởng chiều cao mỗi năm: Từ 1-6 tháng, mức tăng trung bình hàng tháng của trẻ là 2,5 cm; 7-12 tháng tăng 1,5 cm/ tháng và từ 2 tuổi cho đến trước tuổi dậy thì, chiều cao của bé tăng bình quân 6-7 cm mỗi năm. Căn cứ vào những chỉ số này, cha mẹ cần lập hồ sơ theo dõi để đưa ra những kết luận cũng như những giải pháp cải thiện chiều cao hợp lý cho trẻ.

Cha mẹ cần làm gì khi con chậm phát triển chiều cao?

Theo điều dưỡng đa khoa thì chế độ dinh dưỡng là yếu tố quan trọng hàng đầu mà cha mẹ cần quan tâm. Việc bổ sung dinh dưỡng cho trẻ, bên cạnh phải kết hợp đầy đủ các vitamin và khoáng chất cần thiết, cha mẹ cần đặc biệt chú ý tăng cường các dưỡng chất sau:

Bổ sung kẽm: Kẽm là nguyên tố khoáng vi lượng chỉ chiếm 150mg đến 250mg nhưng nó lại có vai trò rất trong việc tăng hấp thu, phân chia tế bào, tăng cường sự phát triển của chiều cao, tăng cảm giác ngon miệng, đặc biệt là đối với trẻ em. Kẽm có nhiều trong tôm đồng, lươn, hàu, sò, gan lợn, sữa, thịt bò…, do vậy, cha mẹ cần bổ sung hợp lý các thực phầm này trong thực đơn hằng ngày.

thuc-pham-giau-kem

Bổ sung canxi: Canxi là thành phần quan trọng nhất để tạo xương, giảm nguy cơ loãng xương, tăng mật độ xương và giúp xương chắc khỏe và hỗ trợ sự phát triển chiều cao của con người. Canxi có nhiều trong các loại thực phẩm như cua, hàu, nấm hương, đậu tương…

tu-van-tuyen-sinh-cao-dang-dieu-duong

Bổ sung Lysine: Lysine được biết đến là một loại axit amin thiết yếu trong cơ thể, giữ vai trò quan trọng trong việc tăng cường hấp thu canxi, giảm thải trừ để giúp phát triển chiều cao và chống loãng xương. Lysine trong cơ thể không thể tự tổng hợp mà nó phải được bổ sung thông qua các loại thức ăn hằng ngày, trong đó các loại thực phẩm như thịt, cá, lòng đỏ trứng, các loại đậu và sữa được xem là nguồn bổ sung Lysine dồi dào nhất.

Nguồn: Afamily.vn

Có thể bạn quan tâm

Thuốc Bambuterol và toàn bộ thông tin về thuốc

Bambuterol có công dụng làm giảm các triệu chứng như ho, cảm thấy khó thở và thở khò khè ở những người bị bệnh hen suyễn.

Chat với chúng tôi