Trầm cảm ở trẻ nhỏ là căn bệnh rất nghiêm trọng và đang có xu hướng tăng cao trong những năm gần đầy. Điều dưỡng nhi khoa cảnh báo đến các cha mẹ các dấu hiệu trầm cảm ở trẻ nhỏ.
- Xét nghiệm tầm soát ung thư phụ nữ nên làm trước tuổi 40?
- Điều Dưỡng Viên hướng dẫn kỹ năng sống sót cho người bệnh khi lên cơn đau tim?
Các dấu hiệu này là các nguyên nhân ban đầu của trẻ tự kỷ. Do đó, việc phát hiện và điều trị bệnh kịp thời sẽ giúp trẻ thoát khỏi những đau khổ về mặt tâm lý, thậm chí cứu được mạng sống của trẻ.
Trầm cảm ở trẻ nhỏ khác hẳn với trạng thái cảm xúc “buồn” thông thường. Nếu “nỗi buồn” của bé trở nên dai dẳng hoặc có hành vi gây cản trở đến những hoạt động xã hội bình thường như việc học, giải trí, sinh hoạt gia đình, có thể bé đã bị trầm cảm. Đây là một căn bệnh rất nghiêm trọng, tuy nhiên nó vẫn có thể được điều trị.
14 dấu hiệu trầm cảm ở trẻ nhỏ
Theo khoa học điều dưỡng, các triệu chứng của bệnh trầm cảm ở trẻ nhỏ là khác nhau, nhưng nó thường xoay quanh cảm giác buồn, tuyệt vọng và những thay đổi trong trạng thái cảm xúc. Những dấu hiệu và triệu chứng bệnh bao gồm:
- Tâm trạng luôn chán nản, dễ cáu gắt hay giận dữ
- Buồn bã và tuyệt vọng kéo dài
- Tách biệt khỏi xã hội, không muốn đi học
- Thường xuyên thấy buồn bã, hay khóc
- Có những thay đổi trong khẩu phần ăn – ăn quá nhiều hoặc quá ít
- Có những thay đổi trong giấc ngủ – mất ngủ hoặc ngủ quá nhiều
- Khó tập trung
- Luôn mệt mỏi và thiếu năng lượng
- Bị bệnh (như đau đầu, đau bụng) nhưng không đòi hỏi điều trị
- Không còn hứng thú với những sở thích trước đây
- Thiếu nhiệt tình trong các hoạt động ngoại khóa, sự kiện ở nhà hoặc với bạn bè
- Luôn có cảm giác vô dụng hoặc tội lỗi
- Tư duy yếu, hay mất tệp trung
- Thường xuyên suy nghĩ đến cái chết hoặc tự sát
Cảm động người mẹ 8 năm chiến đấu với căn bệnh tự kỷ của con
Không phải tất cả trẻ em bị trầm cảm đều có những triệu chứng này. Trên thực tế, trẻ biểu hiện triệu chứng khác nhau ở hoàn cảnh và thời điểm khác nhau. Một số trẻ vẫn có thể tỏ ra bình thường và hoạt động như bao trẻ khác, nhưng phần lớn trẻ bị trầm cảm sẽ có sự thay đổi đáng kể trong hoạt động xã hội, mất hứng thú trong học tập và thành tích kém, hoặc thay đổi về ngoại hình. Đặc biệt hơn, những trẻ trên 12 tuổi có thể bắt đầu sử dụng ma túy hoặc rượu bia, mặc dù đây là trường hợp hiếm gặp. Ngoài ra, trẻ em sống trong gia đình có tiền sử bạo lực, nghiện bia rượu, hoặc bị làm dụng về thể chất hay tình dục cũng nguy cơ tự tử cao tương tự những trẻ bị trầm cảm.
Khi nhận thấy trẻ có các biểu hiện trên, gia đình nên cho bé đi khám bác sỹ để có phương hướng khắc phục và chữa bệnh cho trẻ.
Nộp hồ sơ học Cao đẳng Điều dưỡng Hà Nội để đào tạo Điều dưỡng viên.
Nộp trực tiếp hoặc gửi chuyển phát nhanh qua đường bưu điện theo địa chỉ: Phòng 115 – Nhà N1 – 101 Tô Vĩnh Diện – Khương Trung – Thanh Xuân – Hà Nội (gần Cầu vượt Ngã Tư Sở).
Điện thoại liên hệ: 0466.750.010 – 0964.011.243