Dùng thuốc Palonosetron cần biết điều gì? Thuốc Palonosetron thường được dùng trong các trường hợp buồn nôn và nôn do hóa trị liệu ung thư. Tuy nhiên bạn cần biết nhiều hơn thế để nâng cao hiệu quả của thuốc.
Trang chủ > Hỏi Đáp Giáo Dục > Tin Tức Y Tế & Giáo Dục > Dùng thuốc Palonosetron cần biết điều gì?

Dùng thuốc Palonosetron cần biết điều gì?

Đánh giá: 1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (2 đánh giá, trung bình: 5,00 trong tổng số 5)
Loading...

Thuốc Palonosetron thường được dùng trong các trường hợp buồn nôn và nôn do hóa trị liệu ung thư. Tuy nhiên bạn cần biết nhiều hơn thế để nâng cao hiệu quả của thuốc.

Thuốc Palonosetron Thuốc Palonosetron

Dạng và hàm lượng của thuốc Palonosetron

Hiện tại, thuốc Palonosetron có những dạng và hàm lượng sau:

  • Dung dịch tiêm tĩnh mạch: Aloxi: 0,25 mg/5 ml (5 ml).

Palonosetron có tác dụng gì?

Theo chia sẻ của giảng viên Văn bằng 2 Cao đẳng Dược Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur, thuốc Palonosetron thường được dùng trong các trường hợp buồn nôn và nôn do hóa trị liệu ung thư, sau phẫu thuật.

Palonosetron hoạt động bằng cách ngăn chặn các hoóc-môn (serotonin) gây nôn mửa.

Tư vấn liều dùng thuốc Palonosetron cho người lớn

Thông tin liều dùng thuốc Palonosetron cho người lớn cụ thể như sau:

– Liều dùng thuốc Palonosetron cho người lớn bị buồn nôn/ nôn – do hóa trị ở dạng uống:

  • Dùng 0,5 mg Palonosetron uống khoảng 1 giờ trước khi bắt đầu hóa trị.

Thuốc có tác dụng trong việc giảm ói mửa cũng như phòng chống buồn nôn và nôn mửa liên quan đến các khóa điều trị ban đầu và khóa điều trị lặp lại.

– Liều dùng thuốc Palonosetron cho người lớn bị buồn nôn/ nôn – do hóa trị ở dạng tiêm:

  • Dùng 0,25 mg vào mạch liều đơn trong 30 phút trước khi bắt đầu hóa trị.

Thuốc có tác dụng trong việc giảm ói mửa cũng như phòng chống buồn nôn và nôn mửa liên quan đến các khóa điều trị ban đầu và khóa điều trị lặp lại.

– Liều dùng thuốc Palonosetron (liều tiêm) dành cho người lớn bị buồn nôn, nôn – sau phẫu thuật

  • Dùng 1 liều 0.075 mg vào mạch ngay lập tức trước khi gây mê.

Thuốc có tác dụng trong việc phòng chống buồn nôn và nôn sau phẫu thuật (PONV) ở người lớn cho đến 24 giờ sau phẫu thuật. Hiệu quả sau 24 giờ chưa được xác định.

Tư vấn liều dùng thuốc Palonosetron cho trẻ em

– Liều dùng thuốc Palonosetron (liều tiêm) cho trẻ em:

  • Dùng 20 mcg/kg (tối đa 1,5 mg cho một liều) truyền hơn 15 phút, bắt đầu truyền 30 phút trước khi bắt đầu hóa trị.

Thuốc có tác dụng trong việc phòng chống buồn nôn và nôn cấp tính liên quan đến chứng ói mửa trong các đợt hóa trị đầu tiên và lặp lại do ung thư, trong đó bao gồm liều cao hóa trị ung thư ói mửa ở những bệnh nhân từ 1 tháng đến dưới 17 tuổi.

Thuốc Palonosetron dùng theo chỉ dẫn của bác sĩ

Thuốc Palonosetron dùng theo chỉ dẫn của bác sĩ

Những tác dụng phụ có thể gặp khi dùng Palonosetron

Thuốc Palonosetron có thể gây ra những tác dụng phụ không mong muốn như:

  • Phản ứng mẫn cảm: phát ban; sưng mặt, môi, lưỡi, hoặc họng; khó thở;
  • Đau đầu;
  • Cảm giác mệt mỏi;
  • Táo bón.

Tuy nhiên không phải ai cũng gặp các tác dụng phụ trên và có thể xuất hiện các tác dụng phụ khác. Để hạn chế xảy ra tình trạng này, bạn cần dùng thuốc đúng hướng dẫn của bác sĩ/dược sĩ.

Tương tác thuốc

Giảng viên Liên thông Cao đẳng Dược – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết, các loại thuốc sau có thể gây tương tác khi dùng chung với Palonosetron:

  • Dextromethorphan;
  • Cyclobenzaprine;
  • Hydroxytryptophan;
  • Sibutramine;
  • Lorcaserin;
  • Procarbazine;
  • Methylene Blue;
  • St John’s Wort;
  • Thuốc kháng histamine (Chlorpheniramine; Brompheniramine);
  • Thuốc kháng sinh (Iproniazid; Furazolidone; Linezolid; Isocarboxazid);
  • Thuốc trị đau nửa đầu (Eletriptan; Sumatriptan; Frovatriptan; Naratriptan; Amineptine; Meperidine; Rizatriptan; Zolmitriptan);
  • Thuốc kích thích thần kinh trung ương (Cocaine; Tapentadol; Dextroamphetamine; Methadone; Fentanyl; Pentazocine; Amphetamine; Tramadol);
  • Thuốc trị trầm cảm (Desvenlafaxine; Dibenzepin; Amoxapine; Buspirone; Carbamazepine; Desipramine; Doxepin; Duloxetine; Escitalopram; Citalopram; Clomipramine; Fluoxetine; Fluvoxamine; Milnacipran; Mirtazapine; Trazodone; Trimipramine; Imipramine; Levomilnacipran; Lithium; Lofepramine; Melitracen; Moclobemide; Nefazodone; Nialamide; Sertraline; Tianeptine; Tranylcypromine;Nortriptyline; Opipramol; Paroxetine; Phenelzine; Protriptyline; Rasagiline; Selegiline; Valproic Acid; Venlafaxine; Vortioxetine; Vilazodone Amitriptyline; Amitriptylinoxide).

Để an toàn trong quá trình sử dụng, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ/dược sĩ. Đồng thời những thông tin trên mang tính chất tham khảo, bạn không nên tự ý sử dụng. Thay vào đó, bạn chỉ dùng thuốc khi có chỉ định của bác sĩ. Xem thêm thông tin Tuyển sinh Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn năm 2022

Nguồn: Cao đẳng Y Dược tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thuốc Bambuterol và toàn bộ thông tin về thuốc

Bambuterol có công dụng làm giảm các triệu chứng như ho, cảm thấy khó thở và thở khò khè ở những người bị bệnh hen suyễn.

Chat với chúng tôi