Orlistat®: Tác dụng, liều dùng, đối tượng cần lưu ý Orlistat® thuộc phân nhóm thuốc trị béo phì. Thuốc thường được dùng để giảm cân, giảm nguy cơ tăng cân trở lại ở những người bệnh thừa cân.
Trang chủ > Hỏi Đáp Giáo Dục > Tin Tức Y Tế & Giáo Dục > Orlistat®: Tác dụng, liều dùng, đối tượng cần lưu ý

Orlistat®: Tác dụng, liều dùng, đối tượng cần lưu ý

Đánh giá: 1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 đánh giá, trung bình: 5,00 trong tổng số 5)
Loading...

Orlistat® thuộc phân nhóm thuốc trị béo phì. Thuốc thường được dùng để giảm cân, giảm nguy cơ tăng cân trở lại ở những người bệnh thừa cân.

Orlistat®: Tác dụng, liều dùng, đối tượng cần lưu ý Orlistat®: Tác dụng, liều dùng, đối tượng cần lưu ý

Thuốc Orlistat® có tác dụng gì?

Thuốc Orlistat® thường được sử dụng để giảm cân, giảm nguy cơ tăng cân trở lại ở những người có chỉ số khối cơ thể BMI ≥ 30 kg/m2 hoặc người bệnh thừa cân (BMI ≥ 27 kg/m2) kèm các yếu tố nguy cơ như rối loạn lipid máu, tiểu đường, tăng huyết áp.

Bên cạnh đó, theo giảng viên Liên thông Cao đẳng Dược – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur, thuốc Orlistat® còn có tác dụng ức chế sự hấp thu chất béo trong bữa ăn.

Người lớn dùng thuốc Orlistat® với liều lượng bao nhiêu?

Liều dùng thông thường của thuốc Orlistat® cho người lớn bị béo phì:

  • Dùng 120 mg uống 3 lần mỗi ngày trong mỗi bữa ăn chính có chứa chất béo.

Ngoài ra, thuốc Orlistat® cũng có thể được dùng bữa ăn hoặc trong 1 giờ sau khi ăn. Tuy nhiên cần lưu ý rằng, thuốc này chỉ được dùng cho người lớn đang thực hiện kèm một chế độ ăn ít calo.

Trẻ em dùng thuốc Orlistat® với liều lượng bao nhiêu?

Liều dùng thông thường của thuốc Orlistat® cho trẻ em gồm:

  • Đối với trẻ từ 12 tuổi trở lên: Liều dùng tương tự với người lớn.
  • Đối với trẻ dưới 12 tuổi: Hiện chưa được nghiên cứu và xác định, nên các bậc phụ huynh không tự ý cho trẻ dùng khi chưa có chỉ định của bác sĩ.

Thuốc Orlistat® có những tác dụng phụ nào?

Theo giảng viên Văn bằng 2 Cao đẳng Dược Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur, thuốc Orlistat® có thể gây một số tác dụng phụ như:

  • Buồn nôn, cảm giác mệt mỏi, chán ăn, đau bụng trên, nước tiểu sậm màu, phân có màu xám,
  • Ngứa,
  • Tiểu khó, đau khi tiểu hoặc tiểu ra máu;
  • Gặp các vấn đề về thận, gan;
  • Phân có dầu mỡ hoặc chất béo;
  • Tăng nhu động ruột;
  • Vàng da hoặc mắt;
  • Đau nặng ở lưng dưới;
  • Phù mắt cá chân, cảm giác mệt mỏi hoặc thở ngắn;
  • Đau hậu môn;
  • Đốm dầu trong đồ lót.

Lưu ý: Toàn bộ những thông tin trên không phải là danh mục đầy đủ của thuốc Orlistat® về tác dụng phụ và có thể xảy ra những tác dụng phụ khác. Theo đó, nếu bạn có bất kỳ vấn đề nào liên quan đến tác dụng phụ thì nên liên hệ đến bác sĩ/dược sĩ để được giải đáp.

Thuốc Orlistat®

Thuốc Orlistat®

Những đối tượng nào cần đặc biệt chú ý khi dùng thuốc Orlistat®?

Tình trạng sức khỏe là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến việc sử dụng cũng như tác dụng của thuốc. Cụ thể, người bệnh cần báo cho bác sĩ/dược sĩ biết nếu bản thân có bất kỳ vấn đề nào liên quan đến sức khỏe, đặc biệt là:

  • Tiền sử sỏi mật hoặc sỏi thận;
  • Bệnh gan, thận;
  • Tiền sử viêm tụy;
  • Vấn đề về túi mật;
  • Rối loạn ăn uống;
  • Hội chứng kém hấp thu mạn tính;
  • Nhược giáp;
  • Đái tháo đường tuýp 1 hoặc 2;
  • Bạn đang dùng những thuốc giảm cân khác.

Bên cạnh đó, nếu bạn đang mang thai, cho con bú hoặc bất kỳ vấn đề nào liên quan đến sức khỏe cũng cần báo cho bác sĩ/dược sĩ trước khi sử dụng.

Tương tác thuốc

Một số loại thuốc có thể tương tác với thuốc Orlistat® khi dùng chung, bao gồm:

  • Insulin hoặc thuốc trị tiểu đường đường uống;
  • Amiodarone;
  • Vitamin hoặc những thực phẩm bổ sung khoáng chất chứa beta carotene hoặc vitamin E;
  • Thuốc chống động kinh;
  • Thuốc chống đông như warfarin.

Theo đó nếu đang hoặc có ý định sử dụng bất kỳ loại thuốc nào cũng cần báo cho bác sĩ/dược sĩ trước khi sử dụng.

Đồng thời lưu ý rằng, những thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo và không thay thế hoàn toàn cho lời khuyên của bác sĩ/dược sĩ.

Có thể bạn quan tâm

Thuốc Bambuterol và toàn bộ thông tin về thuốc

Bambuterol có công dụng làm giảm các triệu chứng như ho, cảm thấy khó thở và thở khò khè ở những người bị bệnh hen suyễn.

Chat với chúng tôi