Capsaicin được lưu hành với nhiều dạng và hàm lượng khác nhau; được dùng để điều trị các cơn đau nhẹ ở cơ hoặc khớp xương.
- Khai giảng lớp Văn bằng 2 Cao đẳng Dược tại Quận Cầu Giấy năm 2021
- Điều kiện Văn bằng 2 Cao đẳng Dược tại Hà Nội năm 2021
- Hồ sơ Văn bằng 2 Cao đẳng Dược yêu cầu những giấy tờ gì?
Tổng quan về thuốc Capsaicin
Thông tin dạng và hàm lượng của thuốc Capsaicin
Capsaicin trên thị trường có những dạng và hàm lượng sau:
- Thuốc thoa ngoài da, miếng dán: 0.8%.
- Thuốc thoa ngoài da dạng gel: 0.025%.
- Thuốc thoa ngoài da, sữa dưỡng da: 0.035%.
- Kem, thuốc thoa ngoài da: 0.025%; 0.035%; 0.075%; 0.1%; 0.25%.
Thuốc Capsaicin có tác dụng gì?
Thuốc Capsaicin hoạt động bằng cách làm giảm một loại chất tự nhiên trong cơ thể – chất P, giúp truyền các tín hiệu của cơn đau đến não bộ.
Theo đó, Capsaicin được dùng để điều trị các cơn đau nhẹ ở cơ hoặc khớp xương, chẳng hạn như: đau lưng, viêm khớp, bong gân.
Giảng viên Văn bằng 2 Cao đẳng Dược Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho hay, Capsaicin cũng còn được dùng để điều trị chứng đau thần kinh.
Tư vấn liều dùng Capsaicin cho người lớn
Đối với chứng đau cơ, viêm khớp hoặc chứng đau thần kinh ở người lớn và thanh thiếu niên, liều dùng Capsaicin được sử dụng như sau:
- Uống đều đặn 3 hoặc 4 lần/1 ngày và xoa đều.
Tư vấn liều dùng Capsaicin cho trẻ em
Khác với người lớn, liều dùng Capsaicin cho trẻ em đến nay vẫn chưa được nghiên cứu và quyết định. Theo đó các quý phụ huynh không nên tự ý sử dụng thuốc này cho trẻ, thay vào đó, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ để có sự lựa chọn tốt nhất cho bé yêu của mình.
Thuốc Capsaicin không được tự ý sử dụng khi chưa có chỉ định của bác sĩ/dược sĩ
Thuốc Capsaicin có tác dụng phụ?
Câu trả lời là CÓ. Các tác dụng phụ có thể xuất hiện khi dùng capsaicin gồm:
– Tình trạng nhức nhối, nóng hoặc nóng rát ở vùng da được thoa thuốc. Trường hợp này nếu tiếp tục tiếp diễn hoặc trở nặng hơn thì bạn cần đến gặp bác sĩ để được xử lý.
– Chảy nước mắt, hắt hơi, ho hoặc rát cổ họng nếu bạn hít phải cặn thuốc khô.
– Đau nhức bất thường/nhiều hơn ở nơi được thoa thuốc; phồng rộp/sưng phù ở nơi được thoa thuốc. Trường hợp này cần dừng dùng thuốc và báo ngay cho bác sĩ để kịp thời xử lý.
– Các trường hợp phản ứng dị ứng nghiêm trọng như: choáng váng nặng, phát ban, ngứa/sưng phù (đặc biệt là ở mặt/lưỡi/họng), hô hấp có vấn đề thường rất hiếm gặp, tuy nhiên không phải không có. Nếu xuất hiện tình trạng này, bạn cần gọi cấp cứu ngay lập tức.
Mặc dù vậy, không phải ai cũng gặp các tác dụng phụ trên. Theo đó, nếu có bất kỳ thắc mắc nào, bạn cần liên hệ đến bác sĩ/dược sĩ để được giải đáp.
Tương tác thuốc
Tương tác thuốc ảnh hưởng đến hiệu quả của thuốc cũng như trực tiếp đến sức khỏe người bệnh. Theo đó, bạn cần liệt kê đầy đủ các loại thuốc, thực phẩm chức năng, vitamin, thảo dược và gửi bác sĩ/dược sĩ để được hướng dẫn, tránh tình trạng tương tác thuốc.
Bên cạnh đó, tình trạng sức khỏe cũng ảnh hưởng trực tiếp đến capsaicin. Cụ thể, Dược sĩ Liên thông Cao đẳng Dược – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur lưu ý người dùng cần cẩn trọng và báo ngay cho bác sĩ/dược sĩ nếu bạn đang gặp bất kỳ vấn đề nào liên quan đến sức khỏe, nhất là:
- Chứng tăng huyết áp, không ổn định
- Các bệnh lý về mạch máu hoặc tim mạch, hay các trường hợp có tiền sử mắc các bệnh lý về mạch máu hoặc tim mạch.
- Nhiễm trùng ở nơi được thoa thuốc.
- Vùng da được thoa thuốc bị nứt nẻ, tấy rát, hoặc đau lan rộng.
Những thông tin trên hi vọng sẽ mang đến nhiều kiến thức đến bạn. Tuy nhiên cần lưu ý rằng, chúng không thể thay thế toàn bộ cho lời khuyên của bác sĩ/dược sĩ!
Nguồn: Cao đẳng Y Dược tổng hợp