Cisapride thường được dùng để điều trị chứng trào ngược dạ dày. Người lớn và trẻ nhỏ đều có thể sử dụng khi áp dụng liều lượng phù hợp.
- Khai giảng lớp Văn bằng 2 Cao đẳng Dược tại Quận Cầu Giấy năm 2021
- Điều kiện Văn bằng 2 Cao đẳng Dược tại Hà Nội năm 2021
- Hồ sơ Văn bằng 2 Cao đẳng Dược yêu cầu những giấy tờ gì?
Những kiến thức không thể bỏ qua về thuốc Cisapride
Những dạng và hàm lượng của thuốc Cisapride
Hiện trên thị trường dược phẩm, thuốc Cisapride có những dạng và hàm lượng sau:
- Viên nén: 20 mg, 10 mg.
- Hỗn dịch 1 mg/mL.
Cisapride có tác dụng gì?
Theo Dược sĩ – giảng viên Văn bằng 2 Cao đẳng Dược – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur, thuốc Cisapride thường được dùng để điều trị chứng trào ngược dạ dày hay còn gọi là sự trào ngược axit dạ dày vào thực quản và những người thường xuất hiện với triệu chứng ợ nóng.
Thông tin liều dùng thuốc Cisapride cho người lớn
– Liều dùng thuốc Cisapride cho người lớn bị trào ngược dạ dày thực quản:
- Uống 10 mg 4 lần/ngày, có thể tăng lên dùng liều 20 mg nếu cần thiết.
- Lưu ý: Uống cách 15 phút trước bữa ăn và trước khi đi ngủ.
– Liều dùng thuốc Cisapride cho người lớn bị liệt dạ dày
- Uống 10 mg 4 lần/ngày, có thể tăng lên dùng liều 20 mg nếu cần thiết.
- Lưu ý: Uống cách 15 phút trước bữa ăn và trước khi đi ngủ.
– Liều dùng thuốc Cisapride cho người lớn bị rối loạn tiêu hóa:
- Uống 5 mg 4 lần/ngày, có thể tăng lên dùng liều 10 mg nếu cần thiết.
- Lưu ý: Uống cách 15 phút trước bữa ăn và trước khi đi ngủ.
Thông tin liều dùng thuốc Cisapride cho trẻ em
Liều dùng thuốc Cisapride cho trẻ bị trào ngược dạ dày thực quản:
- Trên 1 tuổi: uống 0,2-0,3 mg/kg/ liều, 3-4 lần một ngày.
- Tối đa: uống 10 mg mỗi liều.
Thuốc Cisapride có thể gây ra những tác dụng phụ nào?
Thuốc Cisapride có thể gây ra tình trạng khó thở; phát ban; sưng mặt, môi, lưỡi, hoặc họng. Đối với các trường hợp này, bạn nên gọi bác sĩ/cấp cứu ngay lập tức.
Các tác dụng phụ nghiêm trọng mà thuốc Cisapride có thể gây ra như:
- Cảm giác muốn ngất.
- Tim đập nhanh hoặc không đều;
Tác dụng phụ ít nghiêm trọng mà thuốc Cisapride có thể gây ra bao gồm:
- Buồn nôn;
- Đau bụng, tiêu chảy;
- Đi tiểu nhiều.
Tuy nhiên không phải ai cũng xuất hiện các tác dụng phụ như trên. Tuy nhiên không vì thế mà bạn chủ quan, hãy liên hệ đến bác sĩ nếu có bất kỳ vấn đề nào liên quan đến sức khỏe sau khi dùng Cisapride.
Thuốc Cisapride cần được dùng theo chỉ định của bác sĩ/dược sĩ
Tương tác thuốc
Bạn cần tổng hợp một danh sách các loại thuốc bạn đang dùng nếu không muốn xảy ra tình trạng tương tác thuốc, đặc biệt là các loại thuốc sau:
- Thuốc kháng nấm như itraconazole (Sporanox), fluconazole (Diflucan) và ketoconazole (Ketozole, Extina, Xolegal, Nizoral); promethazine (Phenergan, những thuốc khác); phenothiazin như prochlorperazine (Compazine, những thuốc khác);
- Thuốc kháng sinh như erythromycin (Ery-Tab, EES, E-Mycin, những thuốc khác), clarithromycin (Biaxin);
- Thuốc tim mạch như quinidine (Quin-G), procainamide (Procanbid, Procan SR, Pronestyl);
- Thuốc chống trầm cảm như amitriptyline (Vanatrip, Elavil) hoặc nefazodone (Serzone);
- Thuốc trị HIV như indinavir (Crixivan) và ritonavir (Kaletra, Norvir).
Tình trạng sức khỏe ảnh hưởng đến hiệu quả dùng thuốc Cisapride
Giảng viên Liên thông Cao đẳng Dược Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur lưu ý người bệnh, cần báo cho bác sĩ biết ngay nếu bạn đang hoặc có tiền sử mắc các bệnh như:
- Suy tim sung huyết;
- Nhịp tim chậm hoặc rối loạn nhịp tim;
- Bệnh tim hoặc xơ cứng động mạch;
- Block tim hoặc rối loạn dẫn truyền khác;
- Có khiếm khuyết trong cấu trúc tim;
- Chảy máu hoặc tắc nghẽn dạ dày;
- Có tiền sử cá nhân hoặc gia đình mắc “hội chứng QT kéo dài”;
- Mất nước nặng, suy dinh dưỡng, rối loạn ăn uống;
- Suy thận;
- Gặp vấn đề nghiêm trọng về phổi hoặc ung thư phổi tiến triển.
Lưu ý: Tất cả những thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo và không thể thay thế cho lời khuyên của bác sĩ/dược sĩ. Vì vậy, bạn cần trao đổi và tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ/dược sĩ.
Nguồn: Cao đẳng Y Dược tổng hợp