Daktarin® là một thuốc kháng nấm nhóm azole, hoạt động bằng cách ức chế sự phát triển của nấm nên thường dùng để điều trị và dự phòng nhiễm Candida.
- Công bố thời gian đào tạo Liên thông Cao đẳng Dược Hà Nội 2021
- Chính thức thông báo tuyển sinh Liên thông Cao đẳng Dược năm 2021
- Địa chỉ học Liên thông Cao đẳng Dược chú trọng thực hành
Thông tin tổng quan về thuốc Daktarin®
Dạng và hàm lượng của thuốc Daktarin®
Thuốc Daktarin® hiện nay có dạng gel uống, hàm lượng miconazole nitrate 2%.
Tác dụng của thuốc Daktarin®
Theo Dược sĩ tốt nghiệp Cao đẳng Dược – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur, thuốc Daktarin® thường được dùng để trị và dự phòng nhiễm Candida ở khoang miệng, hầu họng và đường tiêu hóa.
Thông tin liều dùng thuốc Daktarin® cho người lớn
– Liều dùng thuốc Daktarin® cho người lớn bị nhiễm Candida miệng – hầu:
- Dùng 2,5 ml (nửa muỗng lường) uống 4 lần một ngày. Bạn duy trì điều trị ít nhất 1 tuần sau khi các triệu chứng biến mất.
– Liều dùng thuốc Daktarin® cho người lớn bị nhiễm Candida dạ dày – ruột:
- Dùng liều 20 mg/kg/ngày chia thành 4 lần. Bạn không nên dùng vượt quá 250 mg (tương đương 10 ml gel) uống 4 lần mỗi ngày, đồng thời duy trì điều trị ít nhất 1 tuần sau khi các triệu chứng biến mất.
Thông tin liều dùng thuốc Daktarin® cho trẻ em
– Liều dùng thuốc Daktarin® cho trẻ bị nhiễm Candida miệng – hầu:
- Trẻ từ 2 tuổi trở lên dùng liều như người lớn.
- Đối với trẻ nhỏ từ 4 đến 24 tháng tuổi, bạn cho trẻ dùng 1,25 ml (1/4 nửa muỗng lường) uống 4 lần/ngày. Bạn cho trẻ duy trì điều trị ít nhất 1 tuần sau khi hết triệu chứng.
– Liều dùng thuốc Daktarin® cho trẻ bị nhiễm Candida dạ dày – ruột:
- Đối với trẻ từ 4 tháng tuổi trở lên, bạn cho trẻ dùng liều như người lớn.
- Đối với trẻ dưới 4 tháng tuổi: Hiện tính an toàn và hiệu quả của Daktarin® chưa được chứng minh, do đó bạn không nên tự ý cho trẻ dùng.
Hướng dẫn dùng thuốc Daktarin® đúng cách
Bên cạnh việc dùng đúng liều lượng thì bạn cần dùng Daktarin® đúng cách, cụ thể:
- Dùng ngón tay quấn gạc, rơ thuốc vào khoang miệng và giữ thuốc trong miệng càng lâu càng tốt. Lưu ý: dùng ngón tay sạch để rơ thuốc và không nuốt thuốc ngay.
- Đối với trường hợp mang răng giả, bạn cần tháo nó lúc đi ngủ và rà thuốc lên răng giả để răng giả không bị nhiễm trùng.
- Đối với trẻ nhỏ hoặc trẻ từ 4 tháng tuổi trở lên, bạn cần tránh để Daktarin® khiến trẻ nghẹt thở bằng cách đặt thuốc trước miệng.
Thuốc Daktarin®
Tác dụng phụ khi dùng thuốc Daktarin®?
Tác dụng phụ khi dùng thuốc Daktarin® có thể gặp bao gồm:
- Lở loét trong miệng hoặc trên lưỡi;
- Trong miệng nóng rát nặng hoặc đau;
- Nướu răng bị đau hoặc sưng;
- Gặp các vấn đề về răng;
- Cảm thấy choáng váng, da nhợt nhạt, tim đập nhanh, khó thở, khó tập trung.
Giảng viên Liên thông Cao đẳng Dược Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết, những tác dụng phụ ít nghiêm trọng có thể bao gồm:
- Vị khác thường hoặc khó chịu;
- Giảm vị giác;
- Ho, khô miệng;
- Cảm giác mệt mỏi;
- Đau đầu;
- Đau nhẹ hoặc khó chịu ở miệng hoặc lưỡi;
- Buồn nôn, nôn mửa, tiêu chảy.
Bên cạnh đó, người dùng có thể gặp một số tác dụng phụ hiếm gặp như: phản ứng dị ứng như phù mặt, môi, lưỡi, miệng, da nổi đỏ, khó thở, khó nuốt, kích ứng nặng, hoặc bầm tím.
Trên đây là những thông tin quan trọng về liều dùng thuốc Daktarin®, tuy nhiên những thông tin này không thể thay thế hoàn toàn cho lời khuyên của những người có chuyên môn.
Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về thuốc, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ/dược sĩ.
Nguồn: caodangyduoc.com.vn