Glucosamine có tác dụng quan trọng trong việc tăng trưởng khớp và sụn, được quan tâm đặc biệt trên thị trường thuốc tân dược khi số người mắc các bệnh sụn khớp tăng cao.
- Có lớp học văn bằng 2 Cao đẳng Dược buổi tối ở Hà Nội không?
- Học văn bằng 2 ngành Dược ra trường làm gì?
Glucosamine có tác dụng trong việc tăng trưởng khớp và sụn
Dạng và hàm lượng của thuốc glucosamine
Thuốc glucosamine có những dạng và hàm lượng sau:
- Viên nén 250mg
- Dung dịch tiêm 400mg/3m
- Bột hoặc dung dịch uống 1,5g
Tác dụng của thuốc glucosamine
Glucosamine là hợp chất giống như cellulose. Theo giảng viên Cao đẳng Dược Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur, đây là chất được cơ thể sử dụng để tạo sụn.
Theo đó, glucosamine có tác dụng thúc đẩy tăng trưởng khớp và sụn; giúp các khớp hồi phục bằng cách kích thích sản xuất sụn, bảo vệ sụn và ngăn không cho sụn phân hủy.
Bên cạnh đó, thuốc Glucosamine có có các tác dụng khác không được liệt kê trên nhãn thuốc đã được phê duyệt nhưng bác sĩ có thể chỉ định bạn dùng.
Liều dùng chuẩn thuốc glucosamine
Liều dùng thông thường cho người lớn mắc bệnh thoái hóa khớp, viêm khớp dạng thấp: bạn Dùng 500mg, 3-4 lần mỗi ngày. Liều dùng tối đa: 1500 mg/ngày.
Liều dùng thuốc glucosamine cho trẻ em: Hiện vẫn chưa được nghiên cứu và quyết định. Vì vậy hãy hỏi ý kiến bác sĩ nếu bạn định dùng thuốc này cho trẻ.
Tác dụng phụ khi dùng thuốc glucosamine?
Người dùng thuốc glucosamine có thể gặp những tác dụng phụ như:
- Nhức đầu;
- Buồn nôn;
- Tiêu chảy;
- Táo bón;
- Buồn ngủ;
- Ợ nóng;
- Đau dạ dày.
Thuốc glucosamine
Những lưu ý trước khi dùng thuốc glucosamine?
Để đảm bảo an toàn và hiệu quả của thuốc sau khi sử dụng, lời khuyên từ các giảng viên Liên thông Cao đẳng Dược Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur là bạn nên báo với bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi dùng thuốc nếu bạn:
- Đang mang thai hoặc cho con bú. Trường hợp này bạn sẽ được cần dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ;
- Bạn dị ứng với thuốc glucosamine hay bất kỳ các loại thuốc nào khác, thức ăn, đồ uống,…
- Nếu bạn đang dùng những thuốc khác bao gồm: không kê toa, thuốc được kê toa, thảo dược và thực phẩm chức năng,… đều cần phải báo cho bác sĩ/dược sĩ biết;
- Bạn đang hoặc có tiền sử mắc các bệnh lý;
- Bạn định dùng thuốc cho trẻ em hoặc người cao tuổi.
Lưu ý: Người sử dụng cần tuân thủ chặt chẽ về liều dùng cũng như những lưu ý theo lời khuyên của bác sĩ để có thể đảm bảo hiệu quả của thuốc cũng như an toàn cho chính sức khỏe của bản thân.
Những thông tin trên không thể thay thế cho lời khuyên của các bác sĩ/dược sĩ. Vì vậy bạn không nên tự ý mua dùng, thay đổi liều lượng hay ngưng sử dụng đột ngột.
Ngoài ra bạn có thể tham gia group Hội Nhà Thuốc – Quầy Thuốc Chữa Bệnh Việt Nam để cập nhật những thông tin về thuốc cũng như điều trị các bệnh lý bằng thuốc.
Nguồn: caodangyduoc.com.vn