Nhiều người vẫn luôn lầm tưởng rằng những đốm màu nối dưới da là do côn trùng cắn hay va chạm và nhiều nguyên nhân khác. Phổ biến nhất khi xuất hiện tình trạng trên là do dấu hiệu của ban xuất huyết. Vậy ban xuất huyết là gì?
- Cùng tìm hiểu những yếu tố nào làm tăng nguy cơ suy giáp?
- Trường Đại học Ngoại thương cơ sở TPHCM công bố phương án tuyển sinh 2020
- Áp dụng những phương pháp nào để điều trị virus cúm tấn công
Ban xuất huyết là hiện tượng thoát mạch của hồng cầu vào tổ chức dưới da, dưới niêm mạc
Tìm hiểu ban xuất huyết là gì?
Ban xuất huyết là những đốm tròn nhỏ xuất hiện trên da, đây là kết quả của chảy máu. Chảy máu gây ra các chấm xuất huyết màu đỏ, nâu hoặc tím. Ban xuất huyết thường xuất hiện thành chùm, trông giống như phát ban. Các nốt xuất huyết thường phẳng khi chạm vào và không bị mất màu khi ấn vào chúng. Đôi khi, chúng xuất hiện bề mặt bên trong của miệng hoặc mí mắt.
Những dấu hiệu và triệu chứng của ban xuất huyết?
Theo Bác sĩ, Giảng viên Cao đẳng Y Dược Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Hà Nội cho biết: Chảy máu dưới da thường là kết quả của một sự cố nhỏ như bầm tím. Chảy máu có thể xuất hiện như một đốm nhỏ kích thước bằng đầu đinh ghim hoặc lớn bằng bàn tay. Chảy máu dưới da cũng có thể là dấu hiệu của một tình trạng sức khỏe nghiêm trọng. Bạn hãy gặp bác sĩ nếu chảy máu dưới da xảy ra mà không liên quan đến chấn thương.
Bệnh nhân có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu có thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được điều trị bệnh tốt nhất.
Nguyên nhân nào gây ra ban xuất huyết?
Các mạch máu nhỏ (mao mạch) kết nối các động mạch nhỏ nhất với các tĩnh mạch nhỏ nhất. Ban xuất huyết xuất hiện khi các mao mạch bị chảy máu, máu bị rò rỉ vào da. Một số nguyên nhân có thể gây chảy máu bao gồm:
- Căng thẳng kéo dài
- Một số tình trạng sức khỏe
- Một số chấn thương cụ thể
- Thuốc
- Chấn thương và cháy nắng
Ban xuất huyết nhỏ ở vùng mặt, cổ và ngực có thể gây ra do căng thẳng kéo dài trong các hoạt động như:
- Khóc
- Ho
- Nôn mửa
- Sinh đẻ
- Nâng tạ.
- Một số loại thuốc.
Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur xét tuyển Cao đẳng Điều dưỡng năm 2020
Ban xuất huyết có phương pháp điều trị bệnh như thế nào?
Corticosteroid: Khi bắt đầu quá trình điều trị, hầu hết bệnh nhân thường được cho dùng corticosteroid đường uống như prednisone. Thuốc này có thể giúp tiểu cầu tăng bằng cách ức chế hệ thống miễn dịch.
Thông thường sẽ mất khoảng 2–6 tuần để các tiểu cầu trở về mức độ an toàn, sau đó bác sĩ sẽ cho dừng thuốc.
Truyền tĩnh mạch Immunoglobulin (IVIG): Đây không phải là lựa chọn đầu tiên trong việc điều trị ban xuất huyết giảm tiểu cầu vì phương pháp này phải truyền dịch và khá tốn kém. Liệu pháp này có thể làm tăng số lượng tiểu cầu nhanh chóng, nhưng chỉ được trong thời gian ngắn.
Vì vậy, IVIG được sử dụng như một phương pháp điều trị khẩn cấp để làm tăng nhanh chóng số lượng tiểu cầu trước khi phẫu thuật hoặc khi bệnh nhân mất quá nhiều máu. Liệu pháp này có thể gây ra các tác dụng phụ như đau đầu, buồn nôn, sốt và tụt huyết áp.
Cắt lách: Nếu tình trạng bệnh nghiêm trọng và thuốc không đem lại hiệu quả trong điều trị, bác sĩ có thể sẽ đề nghị bạn phẫu thuật cắt bỏ lá lách (cắt lách). Cắt bỏ lá lách là một cách nhanh chóng để cải thiện số lượng tiểu cầu, vì lá lách là cơ quan chịu trách nhiệm chính trong việc loại bỏ tiểu cầu.
Tuy nhiên, điều trị này không hiệu quả đối với tất cả mọi người. Bên cạnh đó, phẫu thuật có thể đi kèm với rủi ro, chẳng hạn như tăng khả năng nhiễm trùng.
Trong khi điều trị, người bệnh cần tránh sử dụng một số loại thuốc có thể làm giảm số lượng tiểu cầu như aspirin, ibuprofen. Bệnh nhân cũng nên chọn các hoạt động nhẹ nhàng, không tốn nhiều sức để giảm nguy cơ chấn thương, bầm tím và chảy máu.
Bệnh nhân cần có thói quen sinh hoạt như thế nào?
Lối sống và biện pháp khắc phục ban xuất huyết tại nhà giúp bệnh nhân thuyên giảm bệnh như sau:
- Bảo vệ da khỏi bị lão hóa: Tránh các chấn thương như va đụng hoặc co kéo da. Đối với một vết cắt hoặc cào xước, bạn nên cầm máu ngáy.
- Nếu bạn có phản ứng với thuốc, hãy hỏi bác sĩ về việc ngưng thuốc. Nếu không, hãy tuân thủ toa thuốc điều trị các nguyên nhân gây ra chảy máu.
Trên đây là những thông tin tham khảo của bệnh “ban xuất huyết” mọi người có thể hỏi ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.