Cấm tuyệt đối sử dụng hàn the trong chế biến thực phẩm Tết đến xuân về, để đảm bảo sức khỏe của người dân, cục ATTP, Bộ Y tế liên tục khuyến cáo tuyệt đối không sử dụng hàn the trong chế biến thực phẩm như các loại giò, chả, bún, bánh đúc… Bệnh nhân hồi phục sau ca cấy ghép tim từ người chết Sẽ có ...
Trang chủ > Hỏi Đáp Giáo Dục > Tin Tức Y Tế & Giáo Dục > Cấm tuyệt đối sử dụng hàn the trong chế biến thực phẩm

Cấm tuyệt đối sử dụng hàn the trong chế biến thực phẩm

Đánh giá: 1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 đánh giá, trung bình: 5,00 trong tổng số 5)
Loading...

Tết đến xuân về, để đảm bảo sức khỏe của người dân, cục ATTP, Bộ Y tế liên tục khuyến cáo tuyệt đối không sử dụng hàn the trong chế biến thực phẩm như các loại giò, chả, bún, bánh đúc…

Cấm sử dụng hàn the trong chế biến thực phẩm

Cấm sử dụng hàn the trong chế biến thực phẩm

Ngày Tết đang cận kề vấn đề đảm bảo ATTP lại nóng lên từng ngày. Việc tuyên truyền, thanh tra, kiểm tra về ATTP đã được các cơ quan chức năng, các ban ngành và chính quyền địa phương thực hiện quyết liệt. Trong các vấn đề nhức nhối nhất về ATTP, thì việc sử dụng hàn the trong chế biến thực phẩm là chuyện nói rồi, nói mãi, nhưng vẫn vi phạm.

Để cảnh báo những nguy hại tiềm ẩn khi sử dụng hàn the, hàng năm Cục ATTP, Bộ Y tế đều đưa ra những khuyến cáo bằng văn bản, các nội dung tuyên truyền trên các phương tiện truyền thông báo chí, tổ chức phát tờ rơi, chỉ đạo Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm các địa phương tổ chức tập huấn trực tiếp,… Tình trạng sử dụng hàn the trong chế biến thực phẩm đã giảm, nhưng vẫn còn có nhiều trường hợp lén lút sử dụng trong thời gian qua.

Theo Cục ATTP, hàn the là một loại hợp chất hóa học còn có tên gọi là Borax, có dạng rắn, kết tinh màu trắng, mềm, dễ dàng hòa tan trong nước. Vì là một chất hóa học có tính ứng dụng cao nên ở Việt Nam hàn the không bị cấm buôn bán. Tuy nhiên, trong việc sản xuất, chế biến thực phẩm, hàn the là một chất không có trong danh mục chất phụ gia thực phẩm được phép sử dụng.

Nhiều cá nhân và đơn vị sản xuất, chế biến thực phẩm vẫn né luật để sử dụng hàn the bởi vì nó có khả năng chống nấm mốc, giữ thực phẩm tươi lâu, màu sắc bắt mắt, tăng độ dẻo dai. Các loại thực phẩm phổ biến hay bị sử dụng hàn the như: các loại bún, phở, bánh cuốn, bánh tẻ, bánh đúc, giò, chả, các loại thực phẩm đông lạnh,… Trong dịp Tết, các loại thực phẩm này đều được tiêu thụ mạnh nên người dân cần đặc biệt cảnh giác không sử dụng thực phẩm chứa hàn the.

Hàn the ở dạng bột

Hàn the ở dạng bột

Cục ATTP cảnh báo khi sử dụng 5g hàn the có thể gây ngộ độc cấp tính. Sử dụng hàn the với liều lượng thấp, thời gian kéo dài gây ngộ độc mạn tính, ảnh hưởng tới tiêu hóa, hấp thụ, chuyển hóa chất dinh dưỡng, gây tổn thương gan, thận, não. Phụ nữ có thai sử dụng thực phẩm có hàn the gây độc hại cho thai nhi. Trẻ em sử dụng thực phẩm có hàn the sẽ bị ảnh hưởng tới sự phát triển.

Các giảng viên Cao đẳng Y Dược cho biết, nếu vô tình ăn phải thực phẩm chứa hàn the, cần đặc biệt chú ý đến những thay đổi của cơ thể. Ngộ độc cấp tính gây xuất hiện các biểu hiện như: buồn nôn, xuất huyết đường tiêu hóa, hôn mê, co giật, rối loạn nhịp tim, xuất hiện ban đỏ trên da, suy thận… Ngộ độc mạn tính gây ra các biểu hiện như: mất cảm giác ăn ngon, giảm cân, da xanh xao, rụng tóc, suy nhược cơ thể không phục hồi được.

Tác hại của hàn the đối với sức khỏe con người đã được cảnh báo từ rất lâu. Bên cạnh những khuyến cáo của Cục ATTP được tuyên truyền rộng rãi và thường xuyên. Mỗi một người sản xuất, chế biến thực phẩm cần có ý thức tự giác chấp hành quy định sử dụng phụ gia thực phẩm trong danh mục cho phép. Mỗi người tiêu dùng chỉ nên mua và sử dụng thực phẩm rõ nguồn gốc từ những cơ sở uy tín đã được cơ quan chức năng kiểm nghiệm và cấp giấy phép chứng nhận đảm bảo ATTP.

Có thể bạn quan tâm

Thuốc Bambuterol và toàn bộ thông tin về thuốc

Bambuterol có công dụng làm giảm các triệu chứng như ho, cảm thấy khó thở và thở khò khè ở những người bị bệnh hen suyễn.

Chat với chúng tôi