Xét nghiệm máu giúp cung cấp các chỉ số quan trọng để chẩn đoán bệnh, theo dõi tiến triển trong quá trình điều trị. Sau đây là hướng dẫn cách đọc các chỉ số xét nghiệm công thức máu.
- Điều kiện thành lập Công ty cung cấp dịch vụ Y tế tại nhà là gì?
- Giới thiệu 5 cuốn sách “kinh điển” sinh viên ngành Dược nên tìm đọc
- Tăng huyết áp vô căn là cao huyết áp không xác định rõ nguyên nhân?
KTV Xét nghiệm hướng dẫn đọc các chỉ số xét nghiệm công thức máu
Xét nghiệm công thức máu là gì?
Bác sĩ, giảng viên Cao đẳng Y Dược Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết, Xét nghiệm máu là một trong những loại xét nghiệm được bác sĩ chỉ định khi đi khám bệnh, kết quả xét nghiệm cung cấp cho bác sĩ các chỉ số quan trọng để chẩn đoán bệnh và theo dõi tiến triển bệnh trong quá trình điều trị.
Xét nghiệm công thức máu toàn phần giúp xác định các chỉ số về hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu từ đó giúp chẩn đoán sớm các bệnh lý của hệ tạo máu như thiếu máu, suy tủy, ung thư máu hay cảnh báo sớm các bệnh lý viêm nhiễm khác.
Một số lưu ý khi xét nghiệm máu.
Trước khi đi xét nghiệm máu thì bệnh nhân không nên uống thuốc, nếu lỡ uống thuốc thì hãy báo cho bác sĩ biết để bác sĩ đưa ra hướng xử trí phù hợp.
Một số xét nghiệm yêu cầu người bệnh phải nhịn ăn trong vòng 8 – 12 tiếng trước khi lấy máu như: xét nghiệm đường huyết, xét nghiệm mỡ máu, xét nghiệm các bệnh lý về gan mật…
Trước khi xét nghiệm máu người bệnh không sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, cà phê, thuốc lá…
Hướng dẫn cách đọc các chỉ số xét nghiệm công thức máu.
GV Trần Thị Yến, giảng viên Cao đẳng Kỹ thuật Xét nghiệm Y học – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur hướng dẫn cách đọc các chỉ số xét nghiệm công thức máu như sau:
HBG (Hemoglobin) – Lượng huyết sắc tố trong một thể tích máu
- Hemoglobin hay còn gọi là huyết sắc tố là một phân tử protein phức tạp có khả năng vận chuyển oxy và tạo màu đỏ cho hồng cầu.
- Giá trị thông thường ở nam là 13 đến 18 g/dl; ở nữ là 12 đến 16 g/dl
- Tăng trong mất nước, bệnh tim mạch, bỏng
- Giảm trong thiếu máu, xuất huyết, tán huyết
HCT (Hematocrit) – Tỷ lệ thể tích hồng cầu trên thể tích máu toàn phần
- Giá trị thông thường là 45 đến 52% đối với nam và 37 đến 48% đối với nữ.
- Tăng trong bệnh phổi, bệnh tim mạch, mất nước, chứng tăng hồng cầu
- Giảm trong mất máu, thiếu máu, xuất huyết.
BASO (basophils) – bạch cầu ái kiềm
- Thường từ 0,1-2,5% và có vai trò quan trọng trong các phản ứng dị ứng.
- Tăng trong bệnh leukemia mạn tính, sau phẫu thuật cắt lách, bệnh đa hồng cầu…. giảm do tổn thương tủy xương, stress, quá mẫn….
WBC (White Blood Cell) – Số lượng bạch cầu trong một thể tích máu
- Giá trị bình thường khoảng từ 4.300 đến 10.800 tế bào/mm3
- Tăng trong trường hợp nhiễm khuẩn, nhiễm ký sinh trùng, bệnh bạch cầu lympho cấp, bệnh bạch cầu dòng tuỷ cấp, u bạch cầu, sử dụng một số thuốc như corticosteroid.
- Giảm trong thiếu máu bất sản, nhiễm siêu vi ( HIV, virus viêm gan), thiếu vitamin B12 hoặc folate, dùng một số thuốc như phenothiazine, chloramphenicol,..
LYM (Lymphocyte – Bạch cầu Lympho)
- Lymphocyte là các tế bào có khả năng miễn dịch, gồm lympho T và lympho B.
- Lymphocyte tăng trong trường hợp nhiễm khuẩn, bệnh bạch cầu dòng lympho, suy tuyến thượng thận,..Giảm trong nhiễm HIV/AIDS, lao, ung thư, thương hàn nặng, sốt rét,…
- Thường từ 20 đến 25%
NEUT (Neutrophil) – bạch cầu trung tính
- Thường trong khoảng từ 60 đến 66%.
- Bạch cầu trung tính có chức năng quan trọng là thực bào. Chúng sẽ tấn công và “ăn” các vi khuẩn ngay khi các sinh vật này xâm nhập cơ thể do đó thường tăng trong nhiễm trùng cấp.
- Tăng trong nhiễm khuẩn cấp, nhồi máu cơ tim cấp,…Giảm trong nhiễm thiếu máu bất sản, dùng các thuốc ức chế miễn dịch, nhiễm độc kim loại nặng…
MON (monocyte) – bạch cầu mono
- Thường từ 4-8%.
- Mono bào là bạch cầu đơn nhân, sau sẽ biệt hóa thành đại thực bào. Đại thực bào bảo vệ cơ thể bằng cách thực bào và khả năng thực bào mạnh hơn cả bạch cầu đa nhân trung tính.
- Tăng do nhiễm virus, lao, ung thư, u lympho,…
- Giảm trong trường hợp thiếu máu bất sản, dùng corticosteroid.
EOS (eosinophils) – bạch cầu ái toan
- Giá trị thông thường từ 0,1-7%.
- Bạch cầu ái toan có khả năng thực bào yếu. Bạch cầu này tăng trong trường hợp nhiễm ký sinh trùng hay các bệnh lý dị ứng… giảm do sử dụng corticosteroid
RBC (Red Blood Cell) – Số lượng hồng cầu trong một thể tích máu
- Giá trị thông thường khoảng từ 4.2 đến 5.9 triệu tế bào/cm3
- Tăng trong bệnh tim mạch, bệnh đa hồng cầu, tình trạng mất nước
- Giảm trong thiếu máu, sốt rét, lupus ban đỏ, suy tủy,…
MCV (Mean corpuscular volume) – Thể tích trung bình của một hồng cầu
- Tính bằng công thức: HCT chia số lượng hồng cầu và thường trong khoảng từ 80 đến 100 femtoliter (fl).
- Tăng trong thiếu máu hồng cầu to do thiếu hụt vitamin B12, thiếu acid folic, bệnh gan, chứng tăng hồng cầu.
- Giảm trong thiếu máu thiếu sắt, thalassemia, thiếu máu do các bệnh mạn tính.
MCHC (Mean Corpuscular Hemoglobin Concentration) – Nồng độ trung bình của huyết sắc tố hemoglobin trong một thể tích máu
- Tính bằng cách lấy HBG chia HCT và thường trong khoảng từ 32 đến 36%.
- MCHC tăng giảm trong các trường hợp tương tự MCH
MCH (Mean Corpuscular Hemoglobin) – Lượng huyết sắc tố trung bình trong một hồng cầu
- Giá trị này được tính bằng cách lấy HBG chia cho số lượng hồng cầu, thường nằm trong khoảng từ 27 đến 32 picogram (pg).
- Tăng trong thiếu máu hồng cầu to, trẻ sơ sinh.
- Giảm trong thiếu máu thiếu sắt.
RDW (Red Cell Distribution Width) – Độ phân bố kích thước hồng cầu
- Giá trị này càng cao nghĩa là kích thước hồng cầu thay đổi càng nhiều.
- Giá trị bình thường từ 11 đến 15%.
PLT (Platelet Count) – Số lượng tiểu cầu trong một thể tích máu
- Tiểu cầu có vai trò quan trọng trong quá trình đông máu. Nếu số lượng tiểu cầu quá thấp sẽ gây mất máu, còn số lượng tiểu cầu quá cao sẽ hình thành cục máu đông, gây tắc mạch và có thể dẫn đến đột quỵ, nhồi máu cơ tim.
- Giá trị thường trong khoảng từ 150.000 đến 400.000/cm3
- Tăng trong chấn thương, sau phẫu thuật cắt lá lách, viêm nhiễm, rối loạn tăng sinh tuỷ xương
- Giảm trong suy tủy hoặc ức chế tuỷ xương, cường lách, ung thư di căn, hóa trị liệu, bệnh lý tán huyết ở trẻ sơ sinh,…
Chỉ số PLT (Platelet Count) – Số lượng tiểu cầu trong một thể tích máu
PDW (Platelet Disrabution Width) – Độ phân bố kích thước tiểu cầu
- Thường nằm trong khoảng 6 đến 18 %.
- Tăng trong ung thư phổi, bệnh hồng cầu hình liềm, nhiễm khuẩn huyết, giảm trong nghiện rượu.
MPV (Mean Platelet Volume) – Thể tích trung bình của tiểu cầu trong một thể tích máu
- Thường trong khoảng từ 6,5 đến 11fL.
- Tăng trong bệnh tim mạch, bệnh tiểu đường,…giảm trong thiếu máu bất sản, thiếu máu nguyên hồng cầu, bệnh bạch cầu cấp tính,…
- Thông thường trong khoảng từ 150 đến 500 G/l (G/l = 109/l).
Nguồn: Caodangyduoc.com.vn tổng hợp.