Đau đầu và nhức mắt là chứng bệnh thường gặp, khiến không ít những than phiền của bệnh nhân. Vậy nguyên của căn bệnh này là do đâu?
- Dược sĩ tư vấn các loại thuốc tuần hoàn não thường gặp
- Yêu cầu thu hồi thuốc Aciclovir điều trị bệnh zona, thủy đậu
- Thử nghiệm thành công thuốc tiêm tránh thai cho nam giới
Chứng bệnh đau đầu nhức mắt bệnh nhân không nên chủ quan
BỆNH LÝ ĐAU NỬA ĐẦU VÀ NHỨC MẮT DO NHỮNG NGUYÊN NHÂN NÀO?
Hiện tượng đau dầu nhức mắt không còn xa lạ gì với mọi người, đặc biệt những người phải làm việc nhiều với máy tính. Tuy phổ biến như vậy song hiện này còn có thể là biểu hiện của những vấn đề khác. Dưới đây là những nguyên nhân gây nên chứng bệnh đau đầu và nhức mắt như sau:
-
Đau nửa đầu và nhức mắt do làm việc căng thẳng
Đây là một hiện tượng bình thường và không quá nguy hiểm, chủ yếu là do não bộ chỉ đạo các cơ mắt, điều chỉnh sự tập trung qua lại, dẫn đến mắt bị mỏi nhức và gây nhức mắt đau đầu.
Tình trạng này xảy ra không thường xuyên, người bệnh chỉ cần nghỉ ngơi hợp lý, hạn chế tiếp xúc quá nhiều với máy tính, có thể dùng khăn ẩm để chườm vào vùng mắt và trán để đỡ đau.
-
Đau nửa đầu bên phải và nhức mắt do viêm xoang
Một trong những triệu chứng điển hình của bệnh viêm xoang chính là đau nửa đầu phải và nhức mắt. Bên cạnh đó, người bệnh sẽ cảm thấy mệt mỏi khó chịu, kèm theo hắt hơi, chảy nước mũi,…
-
Thiếu máu não gây nên hiện tượng đau đầu nhức mắt
Bệnh nhân thiếu máu não cũng xuất hiện các cơn đau nửa đầu nhức mắt phải nhưng cảm giác đau đớn không quá dữ dội mà chỉ cảm thấy đau âm ỉ, nặng nề. Cơn đau đầu có thể được báo trước hoặc xuất hiện đột ngột, ngay cả khi người bệnh đang nghỉ ngơi, thư giãn.
Song song với những cơn đầu, người mắc bệnh thiếu máu não sẽ thường xuyên bị tê tay chân, da dẻ xanh xao, nhợt nhạt, người ốm yếu, mệt mỏi,…
-
Nhức mắt đau đầu do chứng bệnh Migraine
Bệnh đau nửa đầu Migraine là bệnh lý phổ biến do sự tăng giảm đột ngột các chất dẫn truyền thần kinh Serotorin, gây co giãn mạch máu não bất thường.
Cơn đau nửa đầu bên phải và nhức mắt thường giật nhói như mạch đập, buồn nôn, sợ âm thanh, ánh sáng, khi vận động sẽ đau thêm.
ĐAU ĐẦU NHỨC MẮT LÀ BIỂU HIỆN CỦA BỆNH LÝ GÌ?
Một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến đau đầu nhức mắt đó là căn bệnh đau nửa đầu Migraine. Ngoài đi kèm với biểu hiện nhức mắt thì còn có thể kèm theo triệu chứng hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn, mắt khó mở được,… Những dấu hiệu của căn bệnh thiếu máu não, thiên đầu thống cũng là một trong những căn nguyên gây bệnh. Bệnh nhân có thể thấy mắt lúc nào cũng căng và mỏi, thị lực giảm sút, nước mắt chảy nhiều.
Một số bệnh lý về mắt cũng có thể gây ra triệu chứng đau đầu nhức mắt như mắt bị viêm nhiễm, cận, viễn, loạn mà không đeo kính, không điều chỉnh độ kính phù hợp. Một số trường hợp là do mắt bị hoạt động liên tục, nhất là nhìn vào màn hình tivi, máy tính, đọc sạch trong thời gian dài mà không cho mắt thư giãn, khiến cho hệ thần kinh căng thẳng và gây ra đâu đầu.
Nhà trường tuyển sinh Văn bằng 2 Cao đẳng Điều dưỡng tại Hà Nội
BIỆN PHÁP NGẮN NGỪA BỆNH ĐAU ĐẦU NHỨC MẮT HIỆU QUẢ LÀ GÌ?
Theo các bác sĩ Cao đẳng Y Dược Hà Nội cho biết : Với những trường hợp đau đầu nhức mắt có căn nguyên sâu xa là về mắt thì người bệnh cần lưu ý:
- Nên cho mắt nghỉ ngơi sau những giờ làm việc căng thẳng. Có thể thực hiện các động tác massage nhẹ nhàng, hạn chế tiếp xúc với các thiết bị điện tử trong thời gian dài.
- Bổ sung các chất dinh dưỡng có lợi cho mắt
- Những người có tật về mắt như cận, viễn, loạn thì nên đeo kính khi làm việc, đo độ kính chính để không làm mắt bị mỏi.
Đau đầu nhức mắt do căn nguyên về hệ thần kinh:
- Chườm mát lên vùng bị đau nhức để giảm đau tạm thời trước khi đi thăm khám cụ thể.
- Việc điều trị bệnh đau nửa đầu căn nguyên gây ra đau đầu nhức mắt cũng sẽ khiến triệu chứng nhức mắt giảm theo. Có thể uống một số loại thuốc giảm đau, thuốc đau nửa đầu được bác sĩ kê đơn.
Mọi người nên đi gặp bác sĩ chuyên khoa để có chẩn đoán chính xác và hướng điều trị phù hợp nhất. Đau đầu nhức mắt có thể là biểu hiện của nhiều bệnh lý. Vì thế, chỉ khi khám bác sĩ, hỏi cẩn thận và khám nghiệm đầy đủ mới tìm ra bệnh lý chính xác và cách điều trị phù hợp.