Bỏ xếp loại trên bằng tốt nghiệp ĐH nhằm bỏ tư duy chạy đua bằng cấp Ý tưởng bỏ xếp loại trên bằng tốt nghiệp Đại học hướng đến mô hình giáo dục mở; hạn chế tư duy chạy đua bằng cấp nhưng cần thực hiện đúng nếu không sẽ vỡ trận. Thêm 9 trường ĐH phải dừng cấp chứng chỉ Ngoại ngữ, Tin học Dự thảo bỏ ghi xếp loại ...
Trang chủ > Hỏi Đáp Giáo Dục > Tin Tức Y Tế & Giáo Dục > Bỏ xếp loại trên bằng tốt nghiệp ĐH nhằm bỏ tư duy chạy đua bằng cấp

Bỏ xếp loại trên bằng tốt nghiệp ĐH nhằm bỏ tư duy chạy đua bằng cấp

Đánh giá: 1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (2 đánh giá, trung bình: 5,00 trong tổng số 5)
Loading...

Ý tưởng bỏ xếp loại trên bằng tốt nghiệp Đại học hướng đến mô hình giáo dục mở; hạn chế tư duy chạy đua bằng cấp nhưng cần thực hiện đúng nếu không sẽ vỡ trận.

Thực hiện theo điều 38 của Bộ Luật giáo dục Đại học, trong năm 2019 Bộ Giáo dục và đào tạo xây dựng: “Thông tư ban hành Quy chế quản lý bằng tốt nghiệp trung học cơ sở, bằng tốt nghiệp trung học phổ thông, bằng tốt nghiệp trung cấp sư phạm, bằng tốt nghiệp cao đẳng sư phạm, văn bằng giáo dục đại học và chứng chỉ của hệ thống giáo dục quốc dân”.

Nếu chiếu theo thông tư mới này: Bằng Đại học mới sẽ không ghi loại hình đào tạo và không ghi mục xếp loại (Xuất sắc, giỏi, khá và trung bình) như hiện nay.

Ngay sau khi Bộ Giáo dục và Đào tạo lấy ý kiến về dự thảo thông tư này đã nổ ra tranh luận gay gắt trong dư luận xã hội. Nhiều ý kiến bày tỏ lo ngại về tình trạng “cào bằng” bằng cấp. Tuy nhiên, Cao đẳng Y Dược cập nhật thông tin từ Giáo sư Phạm Tất Dong cho biết: Đây là một ý tưởng mới nhằm hướng đến mô hình giáo dục mở; vận động người dân, công chức, viên chức, cán bộ, Đảng viên học tập suốt đời, học đi đôi với hành, học vì công việc và từng bước loại bỏ tư duy chạy theo bằng cấp.

Thầy Dong phân tích: “Việc không ghi loại hình đào tạo (chính quy, tại chức, liên thông, từ xa) nhằm hướng đến việc vận động toàn dân học tập suốt đời. Xu hướng chung hiện nay việc học không chính quy là cơ bản. Điều này phù hợp với những đối tượng như công chức, việc chức, cán bộ, Đảng viên. Rõ ràng họ không còn cơ hội để quay lại trường học chính quy vì họ đã ra trường rồi cho nên phải học tập theo hệ thống (học tập) suốt đời, không chính quy”.

Giáo sư Phạm Tất Dong cũng nhấn mạnh: Nếu trình độ của người học là thật thì không được kỳ thị tấm bằng đó: “Nếu phân biệt bằng chính quy, bằng tại chức, liên thông… là không đúng. Nếu người học đạt được tấm bằng đấy bằng trình độ thực thì chúng ta không được kỳ thị tấm bằng đó.

Trước đây có một số hiện tượng; không cần biết anh có giỏi hay không nhưng sử dụng bằng không chính quy cơ quan họ không nhận. Như vậy là không đúng, cái quan trọng phải căn cứ vào thực lực, trình độ nhận thức. Những cái đấy mới đúng với tinh thần động viên toàn dân học tập suốt đời.

Nếu phân biệt người đào tạo chính quy, người học không chính quy thì làm sao vận động được toàn dân học tập suốt đời? Cho nên học tập không chính quy có hiệu quả cũng giống như học tập chính quy có hiệu quả phải coi như nhau, phải bình đẳng. Bên cạnh đó, ý tưởng này cũng từng bước loại bỏ tư duy chạy theo bằng cấp như hiện nay.

Tổng bí thư cũng đã từng nói: Phải bỏ cái lối tư duy chạy theo bằng cấp đi. Chỉ chạy theo bằng cấp còn người ta giỏi hay không cũng không cần biết”.

Tuy nhiên để đạt phát huy hiệu quả của ý tưởng này, theo thầy Phạm Tất Dong: Chất lượng đào tạo phải được nâng cao, cải thiện so với hiện nay nhất là đối với hệ tại chức. Giáo sư Phạm Tất Dong phân tích: “Hiện nay chết một cái là đào tạo chính quy và không chính quy đều không phát triển một cách bình đẳng.

Một bên, việc đào tạo chính quy cũng có hiện tượng mua bằng cấp, chạy chức, chạy quyền rất ác liệt. Một bên anh học không chính quy thì cũng chỉ học lấy được, học để đáp ứng yêu cầu về mặt hình thức (điều kiện văn bằng). Cho nên, hiện nay cả 2 anh này đều không được chứ không chỉ riêng đào tạo không chính quy. Thiết yếu nhất phải làm là nâng cao chất lượng đào tạo”.

Cũng theo Giáo sư Phạm Tất Dong, sắp tới việc triển khai hệ thống giáo dục mở có thể sẽ giải quyết được bài toán nâng cao chất lượng của hệ đào tạo không chính quy hiện nay.

Điểm khác biệt của học tập không chính quy đó chính là không phải học trọn vẹn 4 năm hay 5 năm, 6 năm mà học viên cần cái gì thì sẽ học cái đó.

Do vậy hệ thống giáo dục mở với các lớp học trực tuyến có thể sẽ bù đắp những thiếu sót trong các lớp tại chức, liên thông hiện nay.

Có thể bạn quan tâm

Thuốc Bambuterol và toàn bộ thông tin về thuốc

Bambuterol có công dụng làm giảm các triệu chứng như ho, cảm thấy khó thở và thở khò khè ở những người bị bệnh hen suyễn.

Chat với chúng tôi