Chứng đau thần kinh tọa khi mang thai là nguyên nhân phổ biến khiến cho nhiều phụ nữ bị đau lưng trong giai đoạn bầu bí. Để cải thiện bệnh một cách an toàn, chị em có thể làm như thế nào?
- Cùng tìm hiểu về chứng bệnh đau cơ xơ hóa là gì?
- Dân văn phòng – hội chứng ống cổ tay ngày càng phổ biến
- Mách bạn một số cách điều trị bệnh đau cột sống cổ tại nhà
Chứng đau thần kinh tọa khi mang thai khiến nhiều chị em lo lắng
Đau thần kinh tọa trong thai kỳ là gì?
Thần kinh tọa là dây thần kinh lớn nhất trong cơ thể. Nó bắt đầu ở phần thắt lưng và chạy dọc theo mông đến chân, mắt cá chân và bàn chân. Nếu bị đau thần kinh tọa, bạn sẽ trải qua các cơn đau nhức, đau nhói hoặc tê ở phía sau mông.
Đau thần kinh tọa xảy ra khi dây thần kinh ở giữa các đĩa đệm bị phồng lên hoặc do các bệnh lý khác như viêm khớp hoặc hẹp tủy sống. Những phụ nữ vừa trải qua giai đoạn mang thai cũng có nguy cơ đau thần kinh tọa.
Nguyên nhân gây ra đau thần kinh tọa trong thai kỳ là gì?
Đau thần kinh tọa không phải do mang thai, nhưng một số biến chứng từ thai kỳ sẽ dẫn đến tình trạng này.
- Việc tăng cân và phù nề do dịch bị giữ lại quá nhiều trong cơ thể, tạo áp lực lên dây thần kinh tọa;
- Tử cung giãn nở nhanh chóng, chèn ép dây thần kinh tọa;
- Bụng và vú phát triển sẽ làm cho cột sống uốn cong, vượt ra ngoài vị trí bình thường của nó;
- Khi em bé quay đầu xuống ngôi thai thuận, phần đầu sẽ chèn ép trực tiếp lên dây thần kinh tọa.
Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur tuyển sinh Cao đẳng Hộ sinh tại Hà Nội
Để giảm đau thần kinh tọa trong thai kỳ cần làm như thế nào?
Theo bác sĩ Cao đẳng Y Dược Hà Nội cho biết một số cách có thể giúp bà bầu giảm triệu chứng đau thần kinh tọa như sau:
- Đặt một miếng gạc ấm vào vùng bị đau;
- Nghỉ ngơi khi có thể;
- Ngủ ở tư thế ít gây ra đau hơn;
- Sử dụng nệm chắc để tạo sự thoải mái hoặc đặt gối giữa hai chân.
- Bơi lội để giảm áp lực và tăng cường cột sống;
- Châm cứu, trị liệu bằng phương pháp nắn xương khớp hoặc massage trước khi sinh giúp làm giảm đau;
- Hạn chế tăng cân nhanh. Việc tăng cân đột ngột sẽ gây ra rất nhiều áp lực lên dây thần kinh và cột sống. Trong tam cá nguyệt thứ nhất, bạn chỉ nên tăng 1kg. Trong tam cá nguyệt thứ hai, chỉ tăng khoảng 3,5kg và trong ba tháng cuối, bạn có thể thêm tối đa 9kg hoặc hơn. Tổng cộng, cân nặng tăng lên nên kiểm soát chỉ ở khoảng 13,5kg trong thai kỳ;
- Nếu cơn đau trầm trọng, bạn nên trao đổi với bác sĩ.
Trong trường hợp nếu cơn đau không thuyên giảm, nên đến các phòng khám chuyên khoa vật lý trị liệu hay trị liệu thần kinh cột sống để tìm hiểu rõ hơn và có biện pháp điều trị thích hợp.
Địa chỉ nhận hồ sơ đăng ký học: Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur Hà Nội, Số 101 Tô Vĩnh Diện – Khương Trung – Thanh Xuân – Hà Nội
Điện thoại tư vấn tuyển sinh: 024.66.895.895 – 0926.895.895