Cùng tìm hiểu về chứng bệnh đau cơ xơ hóa là gì? Đau cơ xơ hóa là tình trạng đau mạn tính trong cơ, dây chằng, gân và các tổ chức phần mềm của cơ thể. Nếu tình trạng bệnh kéo dài làm ảnh hưởng không ít tới cuộc sống hằng ngày, mời bạn đọc cùng tìm hiểu bệnh qua bài viết dưới đây như sau
Trang chủ > Hỏi Đáp Giáo Dục > Tin Tức Y Tế & Giáo Dục > Cùng tìm hiểu về chứng bệnh đau cơ xơ hóa là gì?

Cùng tìm hiểu về chứng bệnh đau cơ xơ hóa là gì?

Đánh giá: 1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 đánh giá, trung bình: 5,00 trong tổng số 5)
Loading...

Đau cơ xơ hóa là tình trạng đau mạn tính trong cơ, dây chằng, gân và các tổ chức phần mềm của cơ thể. Nếu tình trạng bệnh kéo dài làm ảnh hưởng không ít tới cuộc sống hằng ngày, mời bạn đọc cùng tìm hiểu bệnh qua bài viết dưới đây như sau

Đau cơ xơ hóa thường gặp là đau lan tỏa toàn bộ cơ thể, mệt mỏi, mất ngủ, đau đầu mạn tính

Đau cơ xơ hóa thường gặp là đau lan tỏa toàn bộ cơ thể, mệt mỏi, mất ngủ, đau đầu mạn tính

Chứng đau cơ xơ hóa thường có những triệu chứng như thế nào?

Triệu chứng của đau cơ xơ hóa đôi khi xảy ra sau một chấn thương, phẫu thuật, nhiễm trùng hay stress tâm lý nặng. Trong một vài trường hợp, triệu chứng có thể chuyển xấu dần mà không có dấu hiệu cụ thể gì.

Triệu chứng của đau cơ xơ hóa có thể bao gồm:

  •  Đau toàn thân, cơn đau âm ỉ, liên tục kéo dài ít nhất 3 tháng. Đau toàn thân có nghĩa là đau cả 2 bên cơ thể, cả trên và dưới eo.
  •  Bệnh nhân mắc bệnh đau cơ xơ hóa thường xuyên cảm thấy mệt mỏi, nguyên nhân có thể do thiếu ngủ trong thời gian dài vì cơn đau làm họ thức giấc.

Nguyên nhân gây đau cơ xơ hóa là gì?

Một số nhà khoa học tin rằng những biến đổi hóa học ở não là nguyên nhân của căn bệnh này. Những biến đổi này tác động đến hệ thần kinh trung ương, phát đi tín hiệu đau trên cơ thể và khuếch đại nó lên.

Ngoài ra còn có một số nguyên nhân khác như:

  • Gen: Đau cơ xơ hóa thường có tính di truyền. Có nghĩa là căn bệnh sẽ di truyền từ cha mẹ sang con. Cũng có thể là do đột biến gen ở bản thân người bệnh làm tăng nguy cơ mắc đau cơ xơ hóa ;
  • Nhiễm trùng: Một vài bệnh có thể khởi phát hoặc làm nặng thêm tình trạng đau cơ xơ hóa ;
  • Chấn thương tâm lý hay thể chất: Trong nhiều trường hợp, bạn có thể bị đau cơ xơ hóa do stress về thể chất hay tinh thần như: chấn thương hay nhiễm trùng, sinh con, phẫu thuật, đổ vỡ một mối quan hệ.

Nhà trường liên tục tuyển sinh Cao đẳng Vật lý trị liệu tại Hà Nội

Nhà trường liên tục tuyển sinh Cao đẳng Vật lý trị liệu tại Hà Nội

Có thể chẩn đoán bệnh đau cơ xơ hóa như thế nào?

Trước đây, chẩn đoán đau cơ xơ hóa khá khó khăn do bạn cần phải kiểm tra tất cả 18 điểm đau trước khi có thể đưa ra kết luận. Ngày nay, nếu bạn không mắc những bệnh gây đau mà vẫn bị đau toàn thân trong hơn 3 tháng thì có thể kết luận bạn bị đau cơ xơ hóa.

Chưa có xét nghiệm nào có thể chẩn đoán đau cơ xơ hóa. Tuy nhiên, bác sĩ Cao đẳng Y Dược Hà Nội cho biết có thể đề nghị xét nghiệm máu để loại trừ một số bệnh lý khác có thể gây đau. Xét nghiệm máu gồm:

  • Công thức máu toàn phần;
  • Tốc độ lắng máu;
  • Xét nghiệm chức năng tuyến giáp.

Bất cứ ai cũng có thể mắc bệnh đau cơ xơ hóa, tuy nhiên, nữ giới có nguy cơ mắc bệnh cao xấp xỉ gấp 7 lần so với nam giới. Độ tuổi thường gặp là 30-50 tuổi, nhưng bệnh cũng có thể xảy ra với mọi người ở mọi lứa tuổi, kể cả trẻ em và người già.

Bệnh đau cơ xơ hóa có thể điều trị bệnh như nào?

Mặc dù hiện tại chưa có phương pháp chữa dứt điểm đau cơ xơ hóa nhưng ta có thể kiểm soát các triệu chứng. Người bệnh nên tập thể dục, nghỉ ngơi và giảm stress. Các phương pháp điều trị bao gồm việc kết hợp những thứ sau:

  • Thuốc giảm đau

Có thể dùng các loại thuốc giảm đau không cần toa như paracetamol (Tylenol, v.v..), ibuprofen (Advil, Motrin IB, v.v..) hay naproxen sodium (Aleve, v.v..). Bác sĩ có thể kê cho bạn một số thuốc giảm đau như tramadol (Ultram, Conzip). Không nên dùng các loại thuốc gây nghiện vì sẽ bị phụ thuộc thuốc và thậm chí có thể làm cơn đau trầm trọng hơn.

  • Thuốc chống trầm cảm:

Duloxetine (Cymbalta) và milnacipran (Savella) có thể giúp xoa dịu cơn đau và chống mệt mỏi do đau cơ xơ hóa. Bác sĩ cũng có thể kê amitriptyline hay fluoxetine (Prozac) cho dễ ngủ.

  • Thuốc chống co giật:

Thuốc được dùng để chữa động kinh thường được sử dụng để giảm một số cơn đau nhất định. Gabapentin (Neurotin, Gralise) đôi khi có ích trong việc giảm triệu chứng của đau cơ xơ hóa, trong khi pregabalin (Lyrica) là loại thuốc đầu tiên được Hiệp hội Thực phẩm và Thuốc (FDA) khuyến cáo để điều trị đau cơ xơ hóa.

  • Trị liệu

Ví dụ như liệu pháp nhận thức hành vi (CBT) kết hợp tư vấn. Việc nói chuyện với chuyên gia tư vấn có thể giúp bạn vững tin vào khả năng của bản thân hơn, đồng thời họ sẽ hướng dẫn bạn cách đối phó với những tình huống trầm cảm. Liệu pháp như châm cứu, trị liệu thần kinh cột sống và kỹ thuật điều trị căng cơ có thể tạm thời giúp bệnh nhân thoải mái hơn. Tuy nhiên, một số người bệnh không thể điều trị dài hạn vì có thể các phương pháp này không được bảo hiểm chi trả.

  • Thay đổi lối sống

Có thể thay đổi đổi lối sống bằng cách tập thể dục để thư giãn hằng ngày.

Địa chỉ nhận hồ sơ đăng ký học: Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur Hà Nội, Số 101 Tô Vĩnh Diện – Khương Trung – Thanh Xuân – Hà Nội
Điện thoại tư vấn tuyển sinh: 024.66.895.895 – 0926.895.895

Có thể bạn quan tâm

Thuốc Bambuterol và toàn bộ thông tin về thuốc

Bambuterol có công dụng làm giảm các triệu chứng như ho, cảm thấy khó thở và thở khò khè ở những người bị bệnh hen suyễn.

Chat với chúng tôi