Cùng bác sĩ Cao đẳng Y Dược Hà Nội tìm hiểu viêm bao gân gót chân Viêm bao gân gót chân hay còn được gọi với tên khác là viêm bao hoạt dịch gót chân. Bệnh xảy ra khi sự cung cấp máu từ cơ bắp trên và từ xương dưới gân không được duy trì bình thường
Trang chủ > Hỏi Đáp Giáo Dục > Tin Tức Y Tế & Giáo Dục > Cùng bác sĩ Cao đẳng Y Dược Hà Nội tìm hiểu viêm bao gân gót chân

Cùng bác sĩ Cao đẳng Y Dược Hà Nội tìm hiểu viêm bao gân gót chân

Đánh giá: 1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 đánh giá, trung bình: 5,00 trong tổng số 5)
Loading...

Viêm bao gân gót chân hay còn được gọi với tên khác là viêm bao hoạt dịch gót chân. Bệnh xảy ra khi sự cung cấp máu từ cơ bắp trên và từ xương dưới gân không được duy trì bình thường

Viêm bao gân gót chân khiến cho việc vận động gặp nhiều khó khăn

Viêm bao gân gót chân khiến cho việc vận động gặp nhiều khó khăn

Cơ chế gây bệnh viêm bao gót chân là do đâu?

Gân gót chân là sợi gân lớn có tên gọi asin. Gân này kéo dài từ cơ bắp chân xuống xương gót chân, giúp bàn chân phối hợp nhịp nhàng với toàn bộ chân trong khi di động. Sự phối hợp và hoạt động này được duy trì bởi nguồn dinh dưỡng chính là máu. Máu cấp này chủ yếu từ các nguồn: cơ bắp trên của gân và từ xương dưới gân. Khi sự cấp máu này không được duy trì bình thường sẽ dẫn đến viêm bao gân bàn chân.

Nguyên nhân nào gây nên bệnh viêm bao gân gót chân?

Bệnh viêm bao gân gót chân ít khi xuất hiện bởi chấn thương mà chủ yếu bắt nguồn từ việc sử dụng bàn chân mỗi ngày. Cụ thể các nguyên nhân sau:

  • Khi gân thiếu đi sự dẻo dai.
  • Khi gân quay sấp liên tục và lặp lại thường xuyên.
  • Đi giày cao gót thường xuyên – nguyên nhân dẫn đến viêm bao gân gót chân.

Những nguyên nhân này thường gặp phải khi bạn đi giày cao gót thường xuyên, người phải dùng nhiều tới bàn chân như các vận động viên điền kinh, người bán hàng rong, diễn viên múa, vũ công, vận động viên nhảy cao,…

Triệu chứng của bệnh viêm bao gân gót chân là gì?

Theo các Bác sĩ Cao đẳng Y Dược Hà Nội cho biết, khi bị viêm bao gân gót chân, người bệnh sẽ gặp phải các triệu chứng sau đây:

Người bệnh phải chịu đựng những cơn đau và nhức mỏi thường xuyên. Bị nặng có thể bị đau nhói ở gót chân sau. Đau tăng lên khi đi lại, quay bàn chân hoặc ấn tay vào gót chân. Cảm giác đau sẽ liên tục bất kể thời điểm, dù ngày hay đêm ảnh hưởng đến tinh thần và gây mệt mỏi.

Triệu chứng điển hình của viêm bao gân gót chân là gót chân bị sưng và nóng đỏ

  • Gót chân bị sưng và nóng đỏ.
  • Việc vận động đi lại bị hạn chế và trở nên khó khăn hơn, khó giữ được thăng bằng.
  • Thấy phát ra tiếng động ở vùng gân gót chân khi cử động chân.
  • Nếu chụp chiếu X-quang hoặc chụp cộng hưởng từ MRI sẽ thấy khá rõ khối sưng của bao gân.

Tuyển sinh Cao đẳng Điều dưỡng miễn giảm 100% học phí

Tuyển sinh Cao đẳng Điều dưỡng miễn giảm 100% học phí

Điều trị viêm bao gân gót chân như thế nào?

Điều trị viêm bao gân gót chân ở thể nhẹ:

  • Trước hết bản thân người bệnh cần chú ý đến việc giữ gìn gót chân và chú ý trong việc đi lại nhẹ nhàng, tránh vận động nặng hay sử dụng quá nhiều tới bàn chân. Nếu thấy cần thiết, sẽ phải bó bột, nẹp cố định hoặc cho bệnh nhân dùng nạng để hỗ trợ đi lại.
  • Khi bị đau có thể chườm lạnh để làm dịu cơn đau. Tuyệt đối không xoa rượu hoặc dầu nóng sẽ khiến cho tình trạng nặng hơn.
  • Vật lý trị liệu: Tập kéo giãn cơ bắp chân và mắt cá chân để tăng cường hoạt động của cơ bắp giúp tăng lưu lượng máu xuống tới bao gân gót chân.

Điều trị viêm bao gân bàn chân ở thể nặng:

  • Dùng thuốc: Cơ bản sẽ được dùng thuốc giảm đau, chống viêm không steroid dạng uống và bôi hoặc tiêm trực tiếp nếu cần. Việc dùng thuốc cần theo chỉ định của bác sỹ để đảm bảo hiệu quả và an toàn cho sức khỏe.
  • Phương pháp phẫu thuật được áp dụng khi mức độ đau nhức tăng nặng không thể chịu đựng. Phẫu thuật sẽ giúp loại bỏ các túi dịch viêm. Tuy nhiên, chỉ khi thật sự cần thiết và cơ bản chứng viêm bao gân gót chân hoàn toàn có thể chữa trị được bằng phương pháp vật lý trị liệu.

Qua bài viết trên Trường Cao đẳng Y Dược Hà Nội muốn gửi tới bạn đọc những thông tin cần biết về bệnh Viêm bao gân gót chân. Những thông tin trên mang tính chất tham khảo, bệnh nhân cần được thăm khám bác sĩ để được điều trị hiệu quả.

Địa chỉ nhận hồ sơ đăng ký học: Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur Hà Nội, Số 101 Tô Vĩnh Diện – Khương Trung – Thanh Xuân – Hà Nội.
Điện thoại tư vấn tuyển sinh: 024.66.895.895 – 0926.895.895

Có thể bạn quan tâm

Thuốc Bambuterol và toàn bộ thông tin về thuốc

Bambuterol có công dụng làm giảm các triệu chứng như ho, cảm thấy khó thở và thở khò khè ở những người bị bệnh hen suyễn.

Chat với chúng tôi