Cha mẹ nên xử trí như thế nào khi con bị “nấc cụt”? Nấc cụt nhìn chung không nguy hiểm nhưng gây khó chịu và bất tiện ở con trẻ. Tuy nhiên, đó cũng có thể là biểu hiện của bệnh lạ, vậy cha mẹ xử trí như nào khi trẻ bị nấc cụt?
Trang chủ > Hỏi Đáp Giáo Dục > Tin Tức Y Tế & Giáo Dục > Cha mẹ nên xử trí như thế nào khi con bị “nấc cụt”?

Cha mẹ nên xử trí như thế nào khi con bị “nấc cụt”?

Đánh giá: 1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 đánh giá, trung bình: 5,00 trong tổng số 5)
Loading...

Nấc cụt nhìn chung không nguy hiểm nhưng gây khó chịu và bất tiện ở con trẻ. Tuy nhiên, đó cũng có thể là biểu hiện của bệnh lạ, vậy cha mẹ xử trí như nào khi trẻ bị nấc cụt?

Nấc cụt là hiện tượng với những cơn co thắt bất ngờ không thể tự chủ

Nấc cụt là hiện tượng với những cơn co thắt bất ngờ không thể tự chủ

1. Hiện tượng trẻ bị nấc cụt là gì?

Nấc cụt là hiện tượng với những cơn co thắt bất ngờ không thể tự chủ từ cơ hoành, các cơn co thắt này bị ngắt quãng liên tục và lặp đi lặp lại. Nấc cục là do trong quá trình hít vào chưa kết thúc nhưng thanh môn đóng lại bất chợt dẫn đến bị nấc cụt.

2. Nấc cụt do nguyên nhân nào dẫn tới?

– Nấc cụt ở trẻ em nhất là trẻ sơ sinh có rất nhiều nguyên nhân: trẻ có thể ở đường hô hấp, đường tiêu hóa (ăn thức ăn khó tiêu, ăn quá no…) hoặc do trẻ bị lạnh cũng dễ bị nấc.

– Trẻ sơ sinh bị nấc đa phần là do bú quá no kèm theo nuốt hơi vào dạ dày.

– Trẻ uống sữa không đúng cách cũng có thể bị nấc. Khi uống quá nhiều, sữa ngưng tụ lại, không tiêu hóa, hoặc khi uống sữa lạnh, khí ngừng trệ không thông. Theo đó, chức năng dạ dày bị suy yếu, khí cơ tăng giảm thất thường, làm trào ngược khí, gây nấc cụt.

– Do trẻ bú sữa quá nhanh hoặc vừa khóc xong đã uống sữa liền, gây nghẹt thở và dẫn đến nấc cụt.

– Ngoài ra, thời tiết quá lạnh, trẻ cười đùa nhiều hoặc vừa ăn uống, vừa cười cũng dễ bị nấc.

Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur tuyển sinh VB2 Cao đẳng Điều dưỡng

Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur tuyển sinh VB2 Cao đẳng Điều dưỡng

3. Bác sĩ Cao đẳng Y Dược Hà Nội đưa ra cách xử trí khi con bị nấc cụt

– Thông thường, chỉ một thời gian ngắn khoảng vài chục phút là cơ thể tự cân bằng và hết nấc cụt. Nhưng cũng có trường hợp nấc cụt kéo dài cả ngày hoặc vài ngày.

– Khi nguyên nhân làm trẻ bị nấc là do trẻ ăn quá no, các mẹ cần bế bé thẳng dậy, đặt cằm bé tựa vào vai mình và vuốt nhẹ sau lưng cho bé dễ chịu. Lặp đi lặp lại động tác này tới khi bé hết nấc thì thôi.

– Ngoài ra, với những trẻ đã cứng cáp hơn, chúng ta cũng có thể cho bé uống nước hoặc sữa để chữa nấc cụt. Mặc dù rằng, phương pháp này không được hiệu quả cho lắm.

– Không cho con ăn khi con quá đói, cũng không được để cho con ăn quá no. Cần nâng đầu con lên cao để lượng sữa vào miệng con không quá nhanh khiến con không kịp nuốt, không được đặt con nằm để ăn.

– Nếu trẻ bị nấc nhiều sau mỗi lần “bú bình”, bạn có thể đổi tư thế bú cho trẻ để hạn chế bớt lượng không khí bé nuốt vào.

Đồng thời, mẹ có thể dốc ngược bình sữa để kiểm tra xem núm vú có bị thủng hoặc rách to không vì đó có thể là nguyên nhân khiến không khí tràn vào nhiều hơn. Sau mỗi lần bú bình mẹ thực hiện thao tác vỗ ợ hơi cho con. Mẹ hãy chụm bàn tay lại và vỗ nhẹ vào phần lưng trên của bé để giúp trẻ dễ dàng ợ hơi ngay. Cách này cũng giúp trẻ tránh khỏi nôn trớ rất hiệu quả.

Theo các Bác sĩ Cao đẳng Y Dược Hà Nội lưu ý: Nếu đã áp dụng những cách xử trí trên mà con không đỡ, con liên tục nấc trong 3 tiếng đồng hồ không dứt, cha mẹ nên đưa bé đến bác sĩ.

Địa chỉ nhận hồ sơ đăng ký học Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur Hà Nội.
Địa chỉ: Số 101 Tô Vĩnh Diện – Khương Trung – Thanh Xuân – Hà Nội
Điện thoại tư vấn tuyển sinh: 024.66.895.895 – 0926.895.895

Có thể bạn quan tâm

Thuốc Bambuterol và toàn bộ thông tin về thuốc

Bambuterol có công dụng làm giảm các triệu chứng như ho, cảm thấy khó thở và thở khò khè ở những người bị bệnh hen suyễn.

Chat với chúng tôi