Tìm hiểu về bệnh Parkinson và hội chứng Parkinson Bệnh Parkinson và hội chứng Parkinson thường rất khó chẩn đoán chính xác trong giai đoạn đầu. Bởi vậy việc nhận diện chính xác bệnh Parkinson hay hội chứng Parkinson sẽ giúp các bác sĩ lựa chọn được giải pháp điều trị tối ưu cho người bệnh
Trang chủ > Hỏi Đáp Giáo Dục > Tìm hiểu về bệnh Parkinson và hội chứng Parkinson

Tìm hiểu về bệnh Parkinson và hội chứng Parkinson

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (Chưa có đánh giá nào)
Loading...

Bệnh Parkinson và hội chứng Parkinson thường rất khó chẩn đoán chính xác trong giai đoạn đầu. Bởi vậy việc nhận diện chính xác bệnh Parkinson hay hội chứng Parkinson sẽ giúp các bác sĩ lựa chọn được giải pháp điều trị tối ưu cho người bệnh

Bệnh Parkinson và hội chứng Parkinson khá phổ biến trong xã hội ngày nay

Hãy cùng các bác sĩ giảng viên Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur tìm hiểu và phân biệt bệnh Parkinson và hội chứng Parkinson qua bài viết sau đây

Bệnh Parkinson và hội chứng Parkinson là gì?

Bệnh Parkinson xảy ra khi có sự rối loạn của hệ thống thần kinh vùng vận động, nguyên nhân chính là do thiếu hụt Dopamine – một chất dẫn truyền thần kinh có nhiệm vụ kiểm soát cử động và phối hợp của các cơ bắp trong cơ thể.

Trong khi đó, hội chứng Parkinson xuất hiện do một nhóm các nguyên nhân khác nhau có liên quan đến sự tổn thương não bộ, làm xuất hiện các triệu chứng tương tự như bệnh Parkinson.

Bệnh Parkinson và hội chứng Parkinson có thể bị chẩn đoán nhầm

Bệnh Parkinson thực sự thường có bốn đặc tính chủ yếu để phân biệt, đó là run khi nghỉ (run sẽ giảm đi hoặc biến mất khi di chuyển, vận động), cứng đờ, chậm vận động và có dáng đi bất thường. Vì vậy, nếu các triệu chứng gặp phải không giống với mô tả ở trên, người bệnh có thể chủ động hỏi ý kiến của bác sỹ để có hướng điều trị thích hợp.

Nguyên nhân xuất hiện bệnh Parkinson và hội chứng Parkinson?

Cho đến nay, các nhà khoa học vẫn chưa xác định được chính xác nguyên nhân gây bệnh Parkinson hay còn gọi là Pakinson vô căn, tuy nhiên cũng có nhiều giả thuyết cho rằng, có lẽ bệnh khởi phát là do sự kết hợp của các yếu tố di truyền và môi trường sống, đặc biệt là những nơi chứa nhiều thuốc trừ sâu và thuốc diệt cỏ.

Trong khi đó, nguyên nhân gây hội chứng Pakinson thì khá đa dạng, chia thành nhiều thể khác nhau, cụ thể:

  • Hội chứng Parkinson mạch máu (vascular parkinsonism) được coi là một trong những dạng không điển hình của Parkinson và cũng là hội chứng dễ nhận biết nhất, xảy ra khi các động mạch nhỏ trong não bị xơ vữa hoặc cục máu đông làm tắc mạch gây ra những cơn đột quỵ nhẹ, làm mất khả năng kiểm soát vận động, khó nói, khó biểu lộ nét mặt hoặc nuốt, đôi khi còn rối loạn về nhận thức, trí nhớ, …
  • Sa sút trí tuệ – mất trí nhớ thực thể (Lewy body disease): Đặc trưng bởi sự xuất hiện sớm của chứng mất trí nhớ, rối loạn chức năng nhận thức, sự tập trung, chú ý, ngôn ngữ và khả năng thực hiện những hành động đơn giản. Người bệnh cũng có thể bị ảo giác đồng thời triệu chứng bệnh cũng sẽ trở nên tồi tệ hơn theo thời gian hoặc do tác dụng phụ của thuốc điều trị.
  • Liệt trên nhân tiến triển (Progressive supranuclear palsy): Tổn thương một phần của não bộ khiến người bệnh sớm bị mất trí nhớ, giảm khả năng chuyển động của mắt. Tuy không có dấu hiệu run khi nghỉ điển hình như bệnh Parkinson nhưng chân tay họ lại bị cứng đờ, chậm chạp và không đáp ứng với liệu pháp thay thế Dopamine.
  • Thoái hóa hạch nền – vỏ não (Corticobasal degeneration): Là dạng hiếm gặp nhất, người bệnh thường bị mất chức năng một bên của cơ thể, chân tay phát triển dài hơn, hạn chế về ngôn ngữ, lời nói và cơ thể bị giật khi vận động.
  • Thoái hóa đa hệ thống (Multiple system atrophy): Những người bị tình trạng này thường phát sinh các vấn đề trong việc phối hợp động tác. Một số triệu chứng thường gặp như rối loạn chức năng ruột, bàng quang, bí tiểu, đôi khi bị tụt huyết áp khi đứng dẫn tới ngất xỉu, đàn ông có thể bị rối loạn chức năng cương dương,…
  • Hội chứng Parkinson do thuốc: một số loại thuốc an thần kinh trong điều trị chứng rối loạn tâm thần, thuốc chống nôn, thuốc kháng động kinh,… có thể gây tác dụng phụ, làm mất kiểm soát vận động như bệnh Parkinson. Tuy nhiên, hầu hết các triệu chứng này sẽ biến mất sau khi ngừng sử dụng thuốc.

Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur tuyển sinh Cao đẳng Y Dược

Biện pháp giúp phân biệt bệnh Parkinson và hội chứng Parkinson ?

Theo các bác sĩ Cao đẳng Y Dược Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur, để phân biệt bệnh Parkinson và hội chứng Parkinson, các bác sĩ sẽ dựa vào những điểm sau:

  • Khai thác tiền sử: Bệnh nhân cần khai báo một cách trung thực, tỉ mỉ, chính xác những triệu chứng mà họ đã và đang gặp phải, cũng như loại thuốc hiện đang còn sử dụng hay tiền sử gia đình có ai bị bệnh tương tự hay không.
  • Kiểm tra vận động của cơ thể: bằng cách yêu cầu bệnh nhân ngồi xuống, đứng lên, đi lại, giơ tay chân ra phía trước hoặc lên cao, xuống thấp. Người bệnh bị nghi ngờ bệnh Parkinson khi có ít nhất hai trong số các triệu chứng được miêu tả trước đó là run tay chân khi thả lỏng nghỉ ngơi, khó khăn trong vận động, cứng đờ và bất thường trong dáng đi.
  • Quét não MRI: được xem là có hiệu quả trong việc xác định điểm khác biệt nổi bật giữa từng thể bệnh bởi nó cho thấy sự phân bố bất thường của nồng độ Dopamin trong não.

Trên đây là những thông tin chia sẻ của bác sĩ giảng viên tại Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur về biện pháp phân biệt bệnh Parkinson và hội chứng Parkinson!

Có thể bạn quan tâm

Thuốc Bambuterol và toàn bộ thông tin về thuốc

Bambuterol có công dụng làm giảm các triệu chứng như ho, cảm thấy khó thở và thở khò khè ở những người bị bệnh hen suyễn.

Chat với chúng tôi