Cùng chuyên gia Y Dược tìm hiểu về bệnh Viêm loét dạ dày – tá tràng Hiện nay bệnh viêm loét dạ dày – tá tràng là bệnh phổ biến nhất của đường tiêu hoá. Vậy nguyên nhân dẫn đến bệnh là do đâu? Những biểu hiện cũng như cách điều trị bệnh như thế nào? Kỹ năng “giao tiếp” chính là cửa sổ của thành công! Nguyên nào gây nên ...
Trang chủ > Hỏi Đáp Giáo Dục > Cùng chuyên gia Y Dược tìm hiểu về bệnh Viêm loét dạ dày – tá tràng

Cùng chuyên gia Y Dược tìm hiểu về bệnh Viêm loét dạ dày – tá tràng

Đánh giá: 1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 đánh giá, trung bình: 5,00 trong tổng số 5)
Loading...

Hiện nay bệnh viêm loét dạ dày – tá tràng là bệnh phổ biến nhất của đường tiêu hoá. Vậy nguyên nhân dẫn đến bệnh là do đâu? Những biểu hiện cũng như cách điều trị bệnh như thế nào?

Viêm loét dạ dày - tá tràng là những tổn thương viêm, loét ở niêm mạc dạ dày hoặc tá tràng

Viêm loét dạ dày – tá tràng là những tổn thương viêm, loét ở niêm mạc dạ dày hoặc tá tràng

Hãy cùng các chuyên gia Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur tìm hiểu chi tiết về bệnh Viêm loét dạ dày – tá tràng qua bài viết sau đây!

NHỮNG THÔNG TIN CẦN BIẾT VỀ BỆNH VIÊM LOÉT DẠ DÀY – TÁ TRÀNG

Viêm loét dạ dày – tá tràng là những tổn thương viêm, loét ở niêm mạc dạ dày hoặc tá tràng

Nguyên nhân dẫn đến bệnh viêm loét dạ dày – tá tràng

Nguyên nhân dẫn đến bệnh viêm loét dạ dày – tá tràng có thể do Nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori hoặc thói quen sử dụng thuốc. Cụ thể:

  • Nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori (HP): Đây là nguyên nhân hay gặp nhất (75-85% trong loét dạ dày, trên 90% trong loét tá tràng). Đây là loại xoắn khuẩn gram (-), sinh men urease, sống trong lớp nhày của niêm mạc dạ dày – tá tràng. Chúng xúc tác việc thủy phân ure thành NH3 và CO2, NH3 trung hòa acid dịch vị nên chúng có thể sống được trong môi trường acid cao. Ở đây chúng tiết các chất làm phá hủy lớp nhày, kích thích tiết H+ và các chất gây tổn thương niêm mạc dạ dày, tá tràng….
  • Sử dụng thuốc: Các thuốc giảm đau kháng viêm phi steroid như aspirin, ibuprofen…hoặc corticoid.

Tùy vào mức độ tổn thương bệnh viêm loét dạ dày – tá tràng có thể chia thành:

  • Loét nông: Tổn thương chỉ ở niêm mạc
  • Loét: Tổn thương đến lớp dưới niêm mạc
  • Loét sâu: Tổn thương sâu đến lớp cơ
  • Thủng: Tổn thương ăn thủng thanh mạc

Các yếu tố nguy cơ dẫn tới bệnh viêm loét dạ dày – tá tràng

Các yếu tố nguy cơ dẫn tới bệnh viêm loét dạ dày – tá tràng có thể do:

  • Hút thuốc lá có thể làm tăng nguy cơ loét dạ dày, tá tràng ở người nhiễm vi khuẩn HP
  • Uống rượu bia: Kích thích, làm mòn lớp chất nhầy bao phủ niêm mạc, tăng acid dạ dày
  • Chế độ ăn không hợp lý: Đồ ăn cay nóng, thức ăn chiên xào,…..
  • Stress:

Những biểu hiện của bệnh viêm loét dạ dày – tá tràng

Những biểu hiện của bệnh viêm loét dạ dày – tá tràng như sau:

  • Đau bụng vùng thượng vị: Dấu hiệu điển hình và thường gặp nhất. Nếu là loét dạ dày thường đau thượng vị sau khi ăn, loét tá tràng đau khi đói.
  • Đầy hơi, chướng bụng, khó tiêu:
  • Buồn nôn, nôn
  • Chán ăn, sụt cân,…

BIẾN CHỨNG VÀ CÁCH ĐIỀU TRỊ BỆNH VIÊM LOÉT DẠ DÀY – TÁ TRÀNG

Biến chứng bệnh viêm loét dạ dày – tá tràng

Theo các bác sĩ giảng viên Cao đẳng Y Dược Hà Nội, các biến chứng bệnh viêm loét dạ dày – tá tràng thường được kể đến như:

  • Xuất huyết tiêu hóa: Các mạch máu bị tổn thương, vỡ ra, máu thoát khỏi mạch đi vào đường ống dẫn tiêu hóa. Tình trạng này gây mất nhiều máu nếu không được phát hiện và xử lý kịp thời có thể dẫn đến tử vong.
  • Hẹp môn vị
  • Thủng dạ dày: Là biến chứng nguy hiểm cần được cấp cứu phẫu thuật ngay lập tức để giảm thiểu nguy cơ tử vong.
  • Ung thư dạ dày

Phác đồ điều trị bệnh viêm loét dạ dày – tá tràng

Liều tương đương trị liệu của các PPI: Dexlansoprazole 30/60mg = Esomeprazole 20mg/40mg = Omeprazole 20mg = Lansoprazole 30mg = Pantoprazole 40mg = Rabeprazole 20mg.

Phác đồ điều trị bệnh chi tiết như sau:

Ăn uống khi bị viêm loét dạ dày – tá tràng

  • Thức ăn cần được thái nhỏ, nấu chín kỹ, mềm, luộc, nấu… giúp cho người đau dạ dày dễ tiêu hóa và dễ hấp thu.
  • Ăn chậm, nhai kỹ…. giúp gia tăng bài tiết của nước bọt, tiêu hoá dễ dàng hơn.
  • Nên chia thành nhiều bữa nhỏ trong ngày.
  • Không để bụng quá đói sẽ làm cho dạ dày rỗng gây co bóp mạnh hơn và gây đau; hoặc ăn quá no khiến dạ dày dạ dày căng to, co bóp yếu, ảnh hưởng đến quá trình nhào trộn thức ăn, tăng cọ xát, tăng cơn đau.
  • Tránh ăn thức ăn quá nóng hoặc quá lạnh.

Trên đây là những thông tin tổng hợp về bệnh viêm loét dạ dày – tá tràng mà các chuyên gia Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur đã tổng hợp và chia sẻ đến bạn đọc!

Có thể bạn quan tâm

Thuốc Bambuterol và toàn bộ thông tin về thuốc

Bambuterol có công dụng làm giảm các triệu chứng như ho, cảm thấy khó thở và thở khò khè ở những người bị bệnh hen suyễn.

Chat với chúng tôi