Các kỹ thuật khử trùng trong phòng thí nghiệm như thế nào? Khử trùng là quá trình loại trừ hoặc tiêu diệt tất cả các  tác nhân gây truyền nhiễm như nấm, vi khuẩn, virus, các dạng bào tử,…Vậy có những kỹ thuật khử trùng nào trong phòng thí nghiệm? Thủ khoa ĐH Công nghiệp HN quyết bỏ đại học đi làm thuê, nhà trường tìm cách “giữ” Marketing 4.0 ...
Trang chủ > Hỏi Đáp Giáo Dục > Tin Tức Y Tế & Giáo Dục > Các kỹ thuật khử trùng trong phòng thí nghiệm như thế nào?

Các kỹ thuật khử trùng trong phòng thí nghiệm như thế nào?

Đánh giá: 1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 đánh giá, trung bình: 5,00 trong tổng số 5)
Loading...

Khử trùng là quá trình loại trừ hoặc tiêu diệt tất cả các  tác nhân gây truyền nhiễm như nấm, vi khuẩn, virus, các dạng bào tử,…Vậy có những kỹ thuật khử trùng nào trong phòng thí nghiệm?

Các kỹ thuật khử trùng trong phòng thí nghiệm như thế nào?

Các kỹ thuật khử trùng trong phòng thí nghiệm như thế nào?

Những người làm trong các phòng kiểm nghiệm vi sinh cần có các kiến thức về việc vô trùng các loại vật dụng, môi trường,…để đảm bảo an toàn và tính chính xác cho các thử nghiệm. Sau đây chúng ta cùng tìm hiểu các kỹ thuật khử trùng cơ bản.

Những kỹ thuật khử trùng trong phòng thí nghiệm

1. Khử trùng bằng nhiệt:

Theo trang tin tức Cao đẳng Y Dược Hà Nội – Trường Cao Đẳng Y Dược Pasteur cho biết: Nhiệt độ cao có thể tiêu diệt được các vi sinh vật bằng cách làm bất hoạt, biến tính enzym của vi sinh vật; làm mất nước và oxy hoá các tế bào VSV.

Có hai cách là khử trùng bằng nhiệt khô và khử trùng bằng nhiệt ẩm:

  • Khử trùng bằng nhiệt khô: Sử dụng các phương pháp sấy khô hoặc đốt để tiệt trùng các dụng cụ bền với nhiệt, không cháy được như kim loại, thủy tinh…Thường sấy ở nhiệt độ 1700C-1800C /2 giờ
  • Khử trùng bằng nhiệt ẩm: Phương pháp này thường được dùng để khử trùng môi trường nuôi cấy, các dụng cụ phẫu thuật.

Cách khử trùng: đun sôi ở 100oC/10 phút để tiêu diệt tế bào sinh dưỡng hoặc hấp bằng hơi nước ở nhiệt độ 121oC/15-30 phút để tiệt trùng hoàn toàn.

  • Phương pháp khử trùng gián đoạn (phương pháp Tyndall): Phương pháp này sẽ tiêu diệt tất cả các bào tử của VSV.
  • Môi trường được hấp 3-4 lần ở nhiệt độ không quá 100oC/30-40 phút, cách nhau 24 giờ. Giữa 2 lần hấp ủ môi trường ở 28-32oC/24 giờ để cho bào tử nảy mầm. Các bào tử nào còn lại sống sót nảy mầm sẽ bị diệt ở lần hấp tiếp theo.
  • Phương pháp khử trùng nhiệt độ thấp (phương pháp Pasteur): đun cách thuỷ môi trường 60oC/30 phút hoặc 80oC/15 phút sau đó làm lạnh đột ngột dưới 10oC. Phương pháp này không giết chết tất cả tế bào vi sinh vật; làm chậm sự sinh trưởng và phát triển của vi sinh vật.

2. Khử trùng bằng màng lọc:

  • Dùng khử trùng các chất lỏng không chịu được nhiệt độ cao trên 60°C.

Chất lỏng được lọc qua một màng lọc xốp có những lỗ lọc với đường kính 0,22mm nhỏ hơn đường kính của tế bào vi sinh vật nhỏ nhất. Vi trùng sẽ bị giữ lại trên màng lọc còn dung dịch đi qua sẽ vô trùng. Phần chảy qua phễu được đựng trong các dụng cụ vô trùng. Trước khi dùng thiết bị lọc và màng lọc phải được khử trùng. Phương pháp này thường được sử dụng để khử trùng trong các trường hợp có các chất dễ bị oxy hoá hoặc không bền với nhiệt.

3. Khử trùng bằng bức xạ:

Có thể dùng tia X, tia alpha, beta, gama, tia tử ngoại để khử trùng. Tia tử ngoại được dùng nhiều nhất để khử trùng các buồng pha chế, tủ cấy vi sinh vật…. Tia tử ngoại chỉ tiệt trùng bề mặt, không thấm sâu vào phẩm vật.

4. Khử trùng bằng hoá chất

Có nhiều hoá chất có khả năng tiệt trùng: cồn (trên 70 °C), Ethylen oxide, fomaldehyde…..

Có nhiều phương pháp khử trùng khác nhau,tuỳ từng đối tượng, tính chất mà lựa chọn phương pháp này hay phương pháp khác cho thích hợp.

Có thể bạn quan tâm

Thuốc Bambuterol và toàn bộ thông tin về thuốc

Bambuterol có công dụng làm giảm các triệu chứng như ho, cảm thấy khó thở và thở khò khè ở những người bị bệnh hen suyễn.

Chat với chúng tôi