Hôm qua 22.3, Bộ GD-ĐT chính thức ban hành thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của quy chế thi THPT với nhiều thay đổi về cách ra đề và chấm thi.
- Công bố kết quả thi THPT Quốc gia năm 2019 muộn hơn so với năm 2018
- Hồ sơ tham dự Kỳ thi THPT Quốc gia 2019 bao gồm những gì?
- Bộ Giáo dục công bố lịch thi chính thức kỳ thi THPT Quốc gia 2019
Nội dung thi chủ yếu ở chương trình lớp 12
Nội dung thi chủ yếu trong chương trình lớp 12
Về nội dung thi, quy chế vừa ban hành được sửa đổi như sau: Nội dung thi nằm trong chương trình cấp THPT, chủ yếu là chương trình lớp 12. Như vậy, so với quy chế thi năm 2017, nội dung đề thi đã có thay đổi đáng kể, chỉ chủ yếu trong chương trình lớp 12, không thực hiện theo lộ trình mà quy chế năm 2017 đã ban hành, đó là: Năm 2017, nội dung thi nằm trong chương trình lớp 12 THPT; năm 2018, chương trình lớp 11 và lớp 12 THPT; từ năm 2019 trở đi, nội dung thi nằm trong chương trình cấp THPT.
Phản biện độc lập trước khi ra đề
Công tác soạn thảo đề thi, thẩm định, tinh chỉnh được quy định: Căn cứ yêu cầu của đề thi, mỗi tổ ra đề thi có trách nhiệm soạn thảo, thẩm định, tinh chỉnh đề thi, đáp án, hướng dẫn chấm thi (chính thức và dự bị) cho một bài thi/môn thi.
Riêng đối với đề thi trắc nghiệm, ngân hàng câu hỏi thi theo hướng chuẩn hóa được xây dựng theo quy định của Bộ GD-ĐT là nguồn tham khảo quan trọng để soạn đề thi theo quy trình… Sau khi soạn thảo, thẩm định, tinh chỉnh các đề thi được tổ chức phản biện độc lập. Các cán bộ phản biện đề thi có trách nhiệm đọc, giải đề và đánh giá đề thi theo các yêu cầu được quy định; đề xuất phương án chỉnh lý, sửa chữa đề thi nếu thấy cần thiết.
Đại diện Bộ GD-ĐT trực tiếp thanh tra chấm thi
Đại diện Bộ GD-ĐT trực tiếp thanh tra chấm thi
Đối với chấm bài thi trắc nghiệm, Bộ GD-ĐT giao nhiệm vụ cho các trường ĐH chủ trì tổ chức chấm bài thi trắc nghiệm tại các hội đồng thi. Trường ĐH, CĐ cử người đúng thành phần để thành lập ban chấm thi trắc nghiệm.
Sở GD-ĐT địa phương chịu trách nhiệm chuẩn bị điều kiện cơ sở vật chất, tài chính… Trưởng ban chấm thi trắc nghiệm là lãnh đạo trường ĐH đảm nhiệm, điều hành công tác chấm thi và chịu trách nhiệm trước trưởng ban chỉ đạo thi về thời gian, quy trình và chất lượng chấm thi.
Tổ trưởng tổ chấm bài thi trắc nghiệm là phó trưởng ban chấm thi trắc nghiệm thường trực; các thành viên là cán bộ kỹ thuật của trường ĐH và không quá 2 cán bộ kỹ thuật được huy động từ các sở GD-ĐT không thuộc địa phương có bài thi được chấm (nếu trường ĐH, CĐ chủ trì tổ chức chấm thi trắc nghiệm có yêu cầu).