Trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, công nghệ thông tin được cho là một trong 5 nhóm ngành sẽ phát triển mạnh mẽ nhất
- Người trong cuộc chỉ ra 4 lý do khiến ngành công an hút thí sinh
- Học viện Nông nghiệp Việt Nam thông báo tuyển sinh năm 2019
- 20 Trường ĐH sử dụng bài thi năng lực của ĐH Quốc gia TPHCM để xét tuyển
Công nghệ thông tin vẫn là ngành dẫn đầu trong 5 nhóm ngành này
Theo thông tin Cao đẳng Y Dược cập nhật được từ Ông Trần Anh Tuấn, Phó giám đốc Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và Thông tin thị trường lao động TP.HCM cho biết có 5 nhóm ngành sẽ phát triển trong xu thế của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư.
Dẫn đầu là nhóm ngành công nghệ thông tin (phân tích dữ liệu, kỹ thuật phần mềm, an ninh mạng,….) và công nghệ thông tin trong hoạt động kinh doanh tài chính và nhiều lĩnh vực khác.
Tiếp theo đó là nhóm ngành công nghệ tự động hóa với các chuyên ngành như cơ điện tử, điện tử, điều khiển tự động, chế tạo ôtô, chế tạo vật liệu…
Các ngành kỹ thuật xây dựng và sản xuất vật liệu xây dựng cao cấp, năng lượng, công nghệ in 3D cũng nằm trong danh sách này
Cùng với chất lượng cuộc sống được nâng tầm thì các ngành thuộc lĩnh vực công nghệ sinh học, công nghệ chế biến, kỹ thuật y sinh (tích hợp kỹ thuật số – vật lý – sinh học) cũng có sự phát triển mạnh và cần nhiều nhân lực
Nhóm ngành quản trị, dịch vụ quản trị tài chính – đầu tư, logictis, du lịch, dinh dưỡng…; Nhóm ngành nghệ thuật, xã hội, nhân văn và sáng tạo (như kiến trúc, thiết kế, dịch thuật…
Trong giai đoạn 2019-2025, nhu cầu nhân lực tại TP.HCM dự báo mỗi năm có khoảng 300.000 chỗ làm việc (150.000 chỗ làm việc tăng thêm). Nhu cầu nhân lực qua đào tạo chiếm bình quân 85%, trong đó nhu cầu nhân lực có sơ cấp nghề chiếm tỷ lệ 21%, trình độ trung cấp chiếm tỉ lệ 28%, trình độ cao đẳng chiếm 16%, trình độ đại học trở lên chiếm 18%.
Trong tổng nhu cầu nhân lực, khu vực dịch vụ chiếm tỷ trọng 70%, khu vực công nghiệp – xây dựng chiếm tỷ trọng 28%, khu vực nông nghiệp chiếm tỷ trọng 2%.