Bệnh cước tay chân xuất hiện khi thời tiết chuyển sang giá rét. Căn bệnh này gây ra cảm giác đau đớn, khó chịu và nhiều phiền toái cho những ai gặp phải.
- Dược sĩ Hà Nội chia sẻ tác dụng và liều dùng của thuốc Acyclovir
- Dược sĩ Hà Nội hướng dẫn sử dụng thuốc Fexofenadine
- Nguyên nhân và biểu hiện của viêm túi thừa đại tràng
Thời tiết lạnh mọi người dễ bị bệnh cước tay chân
Bệnh cước tay chân là gì?
Khi thời tiết chuyển hanh khô và rét buốt thì nhiều người có biểu hiệu ngứa, sưng ngón tay, ngón chân vô cùng khó chịu. Đây là những dấu hiệu ban đầu của bệnh cước tay chân, căn bệnh này gây ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của người bệnh.
Để mọi người hiểu hơn về căn bệnh này các bác sĩ Trường Cao Đẳng Y Dược Pasteur chia sẻ rằng: Bệnh phát cước thường xuất hiện vào mùa đông và do nhiệt độ cộng với môi trường gây ra, môi trường lạnh giá ảnh hưởng đến các vùng da khu vực này, cụ thể chính là các mạch máu ngoại vi nằm ngay dưới lớp da mỏng ở các đầu ngón tay, chân. Người bệnh khi không được giữ ấm và phải tiếp xúc với cái lạnh lâu, các mạch máu sẽ co lại, làm cho quá trình lưu thông tuần hoàn máu diễn ra chậm chạp dẫn đến không cung cấp đủ lượng oxy gen cần thiết cho các tế bào ở đây. Đến khi được làm ấm đột ngột, mạch máu ngoại vi sẽ bị vỡ ra làm cho vùng da này tổn thương và biểu hiện chính là sự sung tấy đỏ, ngứa ngáy, lây ngày sẽ dẫn đến hoại tử và gây ra bệnh.Một số cách khắc phục cước tay chân vào mùa đông đơn giản mà hiệu quả bao gồm:
Tuyển sinh Cao đẳng Dược chỉ cần tốt nghiệp THPT
Hãy mặc đồ thật thoải mái
Mặc trang phục quá bó sát cũng chính là một trong những nguyên nhân gây ra bệnh cước tay chân ở con người, khiến cho các đầu ngón tay và ngón chân bị sưng tấy, ngứa ngáy. Để khắc phục hiệu quả tình trạng này thì chỉ còn cách là mặc những trang phục thoải mái, rộng rãi một chút để nhiệt độ cơ thể giải phóng ra bên ngoài dễ dàng hơn và chữa bệnh hiệu quả.
Bổ sung đầy đủ nước cho cơ thể
Một biện pháp phòng chống cước tay chân rất hiệu quả được các giảng viên văn bằng 2 Cao đẳng Dược chia sẻ đó là hãy bổ sung cho cơ thể thật nhiều nước.Theo đó, mỗi ngày hãy chữa bệnh bằng cách bổ sung lượng nước cần thiết cho cơ thể (từ 2 – 3 lít) để bù nước và duy trì độ ẩm cho da và cải thiện tình trạng bệnh. Ngoài ra, những người mắc bệnh cước tay chân mùa đông có thể bổ sung nước bằng các loại nước hoa quả để cung cấp đủ các loại vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể và tăng cường hệ miễn dịch, nhờ đó mà nâng cao hiệu quả điều trị bệnh hơn.
Ngoài ra, luôn giữ ấm cơ thể ở mọi lúc mọi nơi cũng là một trong những phương pháp giúp khắc phục và đề phòng bệnh cước tay chân hiệu quả. Mọi người hãy ghi lại những kiến thức y dược bổ ích này để có thêm kinh nghiệm bảo vệ sức khỏe của mình và những người thân yêu nhé.