Y học cổ truyền chữa bệnh khàn tiếng như thế nào? Khàn tiếng là một trong những dấu hiệu của bệnh viêm họng, là kết quả của sự rối loạn dây thanh âm. Vậy khàn tiếng được các chuyên gia cổ truyền điều trị như thế nào? Y học cổ truyền nói gì về lợi ích của mật ong Công dụng và liều dùng vị thuốc ...
Trang chủ > Hỏi Đáp Giáo Dục > Tin Tức Y Tế & Giáo Dục > Y học cổ truyền chữa bệnh khàn tiếng như thế nào?

Y học cổ truyền chữa bệnh khàn tiếng như thế nào?

Đánh giá: 1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 đánh giá, trung bình: 5,00 trong tổng số 5)
Loading...

Khàn tiếng là một trong những dấu hiệu của bệnh viêm họng, là kết quả của sự rối loạn dây thanh âm. Vậy khàn tiếng được các chuyên gia cổ truyền điều trị như thế nào?

Khàn tiếng gây khó khăn trong giao tiếp

Khàn tiếng gây khó khăn trong giao tiếp

Các chuyên gia y học cổ truyền Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho rằng, đa số bệnh nhân khàn tiếng là do ngoại tà cảm nhiễm. Điều trị khàn tiếng phải tùy theo tình trạng bệnh. Sau đây là một số bài thuốc thường dùng:

Bài thuốc 1: Trị khàn tiếng do nhiễm phong nhiệt, người bệnh có cảm giác khát nước, họng sưng đau, ngũ tâm phiền nhiệt, tà uất ở phế. Chúng ta dùng các vị thuốc sau: sinh kha tử 10g, liên kiều 10g, thuyền thoái 6g, vị xuyên khung 6g, vị cát cánh 10g, lá bạc hà 6g, cam thảo 6g, nam hoàng bá (núc nác) 12g, ngưu bàng tử 10g, mạch môn đông 10g. Tất cả các vị này cho vào nồi sắc uống.

Bài thuốc 2: Trị khàn tiếng do đàm nhiệt uất kết. Chúng ta dùng xạ can 6g, hạt bí đao 9g, mã đậu lình 6g, vị thuyền thoái 3g, vị qua lâu bì 9g, sa sâm 9g, tỳ bà diệp 9g, sinh ngưu bàng tử 9g, sinh cam thảo 3g, xuyên bối mẫu 3g. Tất cả các vị này cho vào nồi sắc cùng nhau và uống.

Bài thuốc 3: Trị khàn tiếng do âm hư nội nhiệt. Nếu khàn tiếng kéo dài kèm theo họng khô, đau rát, đờm dính, sốt nhẹ. Chúng ta dùng thang thuốc sau gồm các vị sa sâm 12g, huyền sâm 10g, vị bạch quả 10g, câu kỷ tử 10g, núc nác 6g, mạch môn đông 10g, bạc hà 10g, đan bì 10g, sinh cam thảo 10g. Các y sĩ tốt nghiệp Trung cấp Y học cổ truyền cũng cho biết chúng ta có thể dùng bài thuốc thay thế gồm: la hán 1/2 quả, đười ươi 3-4 quả, ngày 1 thang, sắc thật đặc, rồi ngậm, sau đó nuốt ngày 3-4 lần.

Bài thuốc 4: Trị khàn tiếng do phong hàn với các triệu chứng nói không thành tiếng, họng đau, hơi thở thô, phát sốt. Chúng ta nên dùng bài thuốc gồm các vị sau: tiền hồ 8g, tô diệp 6g, trần bì 6g, cam thảo 4g, cát cánh 8g, thuyền thoái 6g, hạnh nhân 10g. Tất cả sắc đặc rồi uống.

Các bài thuốc y học cổ truyền chữa bệnh khàn tiếng hiệu quả

Các bài thuốc y học cổ truyền chữa bệnh khàn tiếng hiệu quả

Bài thuốc 5: Trị khàn tiếng do khí âm hư, huyết lạc bị ứ trệ. Chúng ta có thể dùng các vị sau: nhân sâm 12g, đan sâm 12g, sinh địa 12g, bạch cương tàm 12g, mạch môn 12g, hoàng kỳ 12g, xuyên khung 12g, cam thảo 6g, thuyền thoái 4g. Tất cả sắc uống, mỗi ngày 1 thang chia làm 3 lần uống.

Bài thuốc 6: Trị khàn tiếng do phế hư, chúng ta nên dùng phương thanh âm thang gồm các vị sau: nhân sâm 12g, bạch linh 12g, đương quy 12g, sinh địa 12g, thiên môn đông 10g, mạch môn đông 10g, kha tử 10g, ô mai 10g, a giao 10g, ngưu nhũ 16g, mật ong 10g, lê tươi 1 quả. Tất cả cho vào nồi sắc uống.

Bài thuốc 7: Để dưỡng phế, chúng ta dùng bài Dưỡng kim thang gồm sinh địa 12g, tang bạch bì 12g, hạnh nhân 10g, a giao 10g, tri mẫu 10g, sa sâm 12g, mạch môn đông 12g, phong mật 10g. Tất cả cùng cho vào nồi sắc uống.

Bài thuốc 8: Nếu bạn ho nhiều kèm khàn tiếng nên dùng bài thuốc gồm bách hợp 30g, khoản đông hoa 15g. Tất cả nghiền thành bột mịn rồi dùng mật luyện hoàn viên, chia 2-3 lần, uống sau bữa ăn trong 5 ngày. Hoặc bạn có thể dùng sinh kha tử 10g, cát cánh 10g, sinh thảo 6g. Tất cả sắc uống.

Nhìn chung, khan tiếng có thể là dấu hiệu đầu tiên của bệnh đường hô hấp. Do vậy, chúng ta cần kiên trì dùng thuốc nhằm hạn chế tối đa những diễn biến nặng hơn có thể xảy ra.

Có thể bạn quan tâm

Thuốc Bambuterol và toàn bộ thông tin về thuốc

Bambuterol có công dụng làm giảm các triệu chứng như ho, cảm thấy khó thở và thở khò khè ở những người bị bệnh hen suyễn.

Chat với chúng tôi