Dược sĩ Hà Nội chia sẻ những căn bệnh khiến trẻ ho dai dẳng không dứt Trẻ ho dai dẳng kéo dài nhiều ngày khiến cho rất nhiều bậc phụ huynh lo lắng và bối rối trong việc tìm cách chữa trị cho trẻ. Vậy nguyên nhân là do đâu? Người bệnh viêm gan tuyệt đối không nên dùng những thực phẩm này Cúc vạn thọ sử dụng làm thuốc trong ...
Trang chủ > Hỏi Đáp Giáo Dục > Tin Tức Y Tế & Giáo Dục > Dược sĩ Hà Nội chia sẻ những căn bệnh khiến trẻ ho dai dẳng không dứt

Dược sĩ Hà Nội chia sẻ những căn bệnh khiến trẻ ho dai dẳng không dứt

Đánh giá: 1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 đánh giá, trung bình: 5,00 trong tổng số 5)
Loading...

Trẻ ho dai dẳng kéo dài nhiều ngày khiến cho rất nhiều bậc phụ huynh lo lắng và bối rối trong việc tìm cách chữa trị cho trẻ. Vậy nguyên nhân là do đâu?

Có nhiều nguyên nhân khiến trẻ ho dai dẳng không dứt

Có nhiều nguyên nhân khiến trẻ ho dai dẳng không dứt

Khi nào được coi là ho dai dẳng?

Trẻ bị ho lâu ngày thường có những triệu chứng như ho khan, ho có đờm, ho dị ứng thời tiết, ho từng cơn, ho rũ rượi. Tuy nhiên, nếu phân loại theo thời gian thì có thể chia làm hai loại chính là ho cấp tính và ho dai dẳng.

Có thể thấy thời gian là tiêu chuẩn để nhận biết ho dai dẳng ở trẻ. Những triệu chứng ho cấp tính thường được giải quyết trong vòng 3 tuần trở lại. Các bác sĩ Trường Cao Đẳng Y Dược Pasteur chia sẻ, với những trẻ ho kéo dài từ 3 tuần trở lên thì được coi là ho dai dẳng kéo dài. Lúc này cha mẹ cần phải tìm hiểu nguyên nhân khiến trẻ ho dai dẳng để có phương pháp điều trị thích hợp nhất.

Một số căn bệnh khiến trẻ ho lâu ngày không khỏi

Nguyên nhân trẻ con đang lớn bị ho lâu ngày không khỏi đôi khi đến chính từ một số căn bệnh nguy hiểm như:

Hen suyễn: Hen suyễn là nguyên nhân thường gặp khiến trẻ bị ho lâu ngày không khỏi. Trẻ ho do bệnh hen suyễn thường kèm theo những tiếng rít khẽ và khò khè, có thể đã kéo dài hơn 10 ngày và trở nên tệ hơn vào ban đêm hoặc có biểu hiện dị ứng với phấn hoa, thời tiết lạnh, lông hoặc mùi động vật, bụi bẩn và khói.Theo các bác sỹ trẻ em, nếu trẻ bị hen suyễn thì cha mẹ cần phải hết sức chú ý và phải có chế độ chăm sóc và điều trị phù hợp nhất.

Trẻ bị viêm phế quản khiến tình trạng ho kéo dài

Trẻ bị viêm phế quản khiến tình trạng ho kéo dài

Viêm phế quản

Viêm phế quản là căn bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ. Trẻ bị viêm phế quản cơn ho thường có đờm, khò khè và hay kéo theo hơi thở nhanh, nông và khó khăn, bên cạnh đó trẻ cũng xuất hiện triệu chứng như hắt hơi, sổ mũi, nghẹt mũi trong vòng một tuần, sau đó có cơn sốt khoảng 39,4 độ C, bé ngủ lịm đi và thở ra tiếng khò khè.

Khi thấy con ho lâu ngày kèm theo những biểu hiện của bệnh viêm phế quản thì mẹ nên đưa con đi khám. Trường hợp nhẹ (chỉ ho khò khè mà không bị khó thở), các mẹ có thể đặt thêm máy phun sương trong phòng ngủ của con để giúp trẻ long đờm trong phổi và đảm bảo rằng bé uống đủ nước.

Ho lâu ngày do cảm lạnh

Cảm lạnh cũng là tác nhân khiến trẻ bị ho lâu ngày không khỏi. Biểu hiện của bệnh này được các Dược sĩ Cao đẳng Dược Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur chia sẻ đó là trẻ thường ho ướt, ho có đờm nhưng hơi thở không bị hô, khò khè và thở nhanh cả ngày lẫn đêm, trẻ cũng có thể bị sốt nhẹ, nước mắt nước mũi chảy nhiều. Trẻ bị cảm lạnh thường ho trong khoảng 10 ngày khi cơn cảm lạnh kết thúc, tuy nhiên cũng có trường hợp trẻ hết cảm lạnh nhưng cơn ho vẫn chưa dứt.

Viêm tắc thanh quản ở trẻ

Nếu trẻ bị ho do viêm tắc thanh quản thì tiếng ho thường chát chúa, khô khốc và khác biệt so với các cơn ho khác và thường xảy ra vào ban đêm. Căn bệnh này của trẻ thường trở nên tệ hơn vào ban đêm và đỡ hơn vào ban ngày, bé có thể bị sốt nhẹ. Trong trường hợp nghiêm trọng hơn mặt bé tím lại, hơi thở gay gắt và có tiếng the thé khi bé hít vào, hơi giống với tiếng rít khi trẻ khóc thét lên.

Bệnh viêm tắc thanh quản do virus lây lan gây bệnh khiến cho cổ họng và khí quản bị sưng và thu hẹp lại. Căn bệnh này thường gặp ở trẻ từ 1 đến 3 tuổi.

Để giúp trẻ nhanh chóng chấm dứt cơn ho cũng như khỏi bệnh thì cách chăm sóc tốt nhất đó là mẹ hãy ngồi với con trong phòng tắm ướt khoảng 5 phút. Độ ẩm ướt lúc này sẽ giúp bé long đờm trong phổi và kiềm chế cơn ho cho bé. Ban đêm nếu nhiệt độ trở lạnh các mẹ hãy ủ ấm bé trong chăn và mặc quần áo dài cho bé nhưng tuyệt đối đừng đóng kín cửa nhé, hãy để cửa sổ mở và không khí tràn vào phòng để giúp đường hô hấp của bé đỡ sưng hơn. Hãy gọi ngay bác sỹ nếu thấy bé có biểu hiện xấu hơn hoặc thở ngày càng nặng nhọc hơn.

Tuyển sinh Cao đẳng Hộ sinh chỉ cần tốt nghệp THPT

Tuyển sinh Cao đẳng Hộ sinh chỉ cần tốt nghệp THPT

Ho gà

Ho gà là căn bệnh nguy hiểm thường gặp ở trẻ nhỏ, nếu không được điều trị sớm và phù hợp sẽ khiến trẻ bị co giật, khó thở dẫn tới tử vong. Trẻ bị ho gà thường có tiếng ho khô khan và rất nhanh, có cảm giác như 25 lần ho trong một lần thở vậy. Khi bé hít vào mạnh tạo nên âm thanh the thé như tiếng gà.

Để phòng ngừa bệnh ho gà cho trẻ nhỏ, thì khi mới sinh mẹ đã được chỉ định tiêm chủng phòng ngừa căn bệnh này, thời thiết lạnh thì mẹ cần phải giữ ấm cơ thể có trẻ, đặc biệt là vùng ngực, cổ. Nếu thấy trẻ có dấu hiệu của bệnh ho gà thì mẹ nên nhanh chóng đưa trẻ tới bệnh viện để phòng tránh trường hợp xấu có thể xảy ra. Bệnh ho gà có thể trị khỏi bằng thuốc kháng sinh, tuy nhiên thường mất nhiều thời gian len tới vài tuần, thậm chí cả tháng trời.

Có thể bạn quan tâm

Thuốc Bambuterol và toàn bộ thông tin về thuốc

Bambuterol có công dụng làm giảm các triệu chứng như ho, cảm thấy khó thở và thở khò khè ở những người bị bệnh hen suyễn.

Chat với chúng tôi