Dược sĩ Hà Nội hướng dẫn cách điều trị bệnh hạ đường huyết Khi bị hạ đường huyết, các tế bào của cơ thể không nhận đủ năng lượng để hoạt động, ngay lập tức đưa ra các tín hiệu cảnh báo. Vậy các triệu chứng cũng như những biện pháp điều trị với căn bệnh này là gì? Chuyên gia Dược Hà Nội hướng dẫn cách dùng ...
Trang chủ > Hỏi Đáp Giáo Dục > Tin Tức Y Tế & Giáo Dục > Dược sĩ Hà Nội hướng dẫn cách điều trị bệnh hạ đường huyết

Dược sĩ Hà Nội hướng dẫn cách điều trị bệnh hạ đường huyết

Đánh giá: 1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 đánh giá, trung bình: 5,00 trong tổng số 5)
Loading...

Khi bị hạ đường huyết, các tế bào của cơ thể không nhận đủ năng lượng để hoạt động, ngay lập tức đưa ra các tín hiệu cảnh báo. Vậy các triệu chứng cũng như những biện pháp điều trị với căn bệnh này là gì?

hạ đường huyết là một biến chứng cấp tính nguy hiểm rất khó đoán

Hạ đường huyết là một biến chứng cấp tính nguy hiểm rất khó đoán

Hạ đường huyết là gì?

Hạ đường huyết là khi nồng độ đường (glucose) trong máu giảm xuống dưới 3.9 mmol/l (70 mg/dl). Ở người bệnh tiểu đường, hạ đường huyết là một biến chứng cấp tính nguy hiểm rất khó đoán. Nếu không thể phát hiện và xử lý kịp thời, hạ đường huyết sẽ là trở thành mối đe dọa không nhỏ tới tính mạng.

Nguyên nhân gây hạ đường huyết là do đâu?

Hạ đường huyết có thể là phản ứng phụ khi sử dụng insulin hoặc các loại thuốc uống hạ đường huyết khác để kích thích cơ thể tạo ra nhiều insulin hơn. Hai nhóm thuốc làm tăng nguy cơ hạ đường huyết ở người tiểu đường là sulfonylureas (amaryl) và glinides (meglitinides).

Ngoài ra, một số yếu tố sau đây mà bác sĩ Trường Cao Đẳng Y Dược Pasteur chia sẻ cũng góp phần làm tăng nguy cơ hạ đường huyết ở người tiểu đường:

– Năng lượng không đủ so với nhu cầu: Là khi cơ thể cần năng lượng nhưng không có đủ, ví dụ bạn ăn ít hơn bình thường, bỏ qua bữa ăn hoặc tập thể dục nhiều hơn

– Kiêng hoàn toàn tinh bột, đường: Một số người bệnh có chế độ ăn kiêng quá khắt khe, không sử dụng thực phẩm có tinh bột, đường sẽ khiến đường huyết hạ xuống rất thấp

– Sử dụng rượu – đồ uống có cồn có xu hướng làm hạ lượng đường trong máu

– Đang bị ốm bệnh: Có thể làm chỉ số đường huyết lên xuống thất thường, tăng hoặc giảm

Triệu chứng thường gặp của bệnh hạ đường huyết là gì?

Bạn có thể gặp một vài hoặc tất cả các dấu hiệu hạ đường huyết sau đây:

– Choáng váng, xây xẩm mặt mày

– Đói lả

– Đổ mồ hôi

– Tim đập loạn nhịp

– Khó tập trung, dễ cáu gắt

– Mệt mỏi

– Mờ mắt

– Mất ý thức tạm thời

– Co giật

– Hôn mê

Hầu hết mọi người đều có một số cảnh báo trước khi hạ đường huyết xảy ra. Nhưng đối với một số người, hạ đường huyết có thể gây ra rất ít hoặc không có triệu chứng cảnh báo trước, cho đến khi bất tỉnh đột ngột hoặc co giật. Đặc biệt là nếu bạn đã mắc bệnh tiểu đường nhiều năm, hoặc hạ đường huyết ban đêm. Để tránh điều này, bạn nên cố gắng duy trì mức độ đường huyết ở ngưỡng cho phép, thường xuyên đo đường huyết hàng ngày.

Hạ đường huyết có nguy hiểm không?

Hạ đường huyết là biến chứng cấp tính đặc biệt nguy hiểm. Bởi năng lượng hoạt động của não bộ được lấy từ nguồn nguyên liệu chính là đường. Khi tụt đường huyết, cơ thể ngưng cung cấp năng lượng khiến não bộ sẽ không thể hoạt động. Kết quả tất yếu là người bệnh có thể bị bất tỉnh, hôn mê sâu và thậm chí là tử vong.

Những phương pháp điều trị bệnh hạ đường huyết

Những phương pháp điều trị bệnh hạ đường huyết

Có những phương pháp nào được áp dụng để điều trị hạ đường huyết?

Cách xử lý đường huyết được phân loại theo mức độ như sau:

Trường hợp nhẹ: bạn có thể tự xử lý bằng cách uống hoặc ăn khoảng 10-20g đường. Ví dụ 150-200ml nước ép trái cây, 3-4 muỗng cà phê đường hòa tan trong nước hoặc 1-2 viên đường glucose. Sau đó, bạn có thể ăn hai bánh quy, một lát bánh mì nướng, 200ml sữa để phòng ngừa hạ đường huyết quay trở lại. Nếu sau 15 phút, đường huyết không tăng lên, bạn có thể lặp lại các bước trên 1 lần nữa và tiếp tục kiểm tra. Đến lần thứ 2, đường huyết vẫn không thay đổi, bạn nên tìm kiếm sự giúp đỡ để được nhập viện điều trị.

Trường hợp nghiêm trọng: bạn sẽ cần sự giúp đỡ từ những người xung quanh để nhanh chóng di chuyển tới bệnh viện. Tại đây, bác sĩ có thể tiêm trực tiếp đường qua tĩnh mạch hoặc tiêm vào cơ hormon glucogon giúp làm tăng đường huyết.

Phòng tránh hạ đường huyết ở người tiểu đường?

Theo Dược sĩ Nguyễn Thị Hồng – Giảng viên Cao đẳng Dược, nếu hiểu rõ các nguyên nhân gây hạ đường huyết có thể giúp bạn dự phòng biến chứng này:

  • Làm quen với các triệu chứng cảnh báo hạ đường huyết. Nhận ra các dấu hiệu để điều trị một cách nhanh chóng. Khi nghi ngờ, hãy đo đường huyết ngay.
  • Luôn mang theo một vài viên kẹo ngọt, bánh quy… bên mình để phòng khi hạ đường huyết cần dùng tới.
  • Đo đường huyết thường xuyên, ít nhất 3 lần trong ngày: ngay khi ngủ dậy, sau khi ăn 2h và trước khi đi ngủ. Nếu đường huyết trước khi đi ngủ thấp hơn 8 mmol/l, hãy ăn một bữa ăn nhẹ (chẳng hạn như một miếng trái cây).
  • Thực hiện theo lời khuyên của chuyên gia dinh dưỡng và duy trì thói quen ăn uống thường xuyên . Một số người thường có triệu chứng hạ đường huyết ngay trước khi một bữa ăn chính. Để tránh điều này, bạn nên ăn đồ ăn nhẹ (chẳng hạn như một miếng trái cây) để ổn định nồng độ đường trong máu.
  • Cẩn thận khi tập thể dục: tập thể dục làm giảm nồng độ glucose trong máu. Do đó, bạn có thể ăn nhẹ trước và sau khi tập.
  • Rượu làm giảm lượng đường trong máu giống như insulin nên bạn cần hạn chế đồ uống có cồn trước khi đi ngủ.

Có thể bạn quan tâm

Thuốc Bambuterol và toàn bộ thông tin về thuốc

Bambuterol có công dụng làm giảm các triệu chứng như ho, cảm thấy khó thở và thở khò khè ở những người bị bệnh hen suyễn.

Chat với chúng tôi