Trong suốt thai kỳ, sức khỏe, bệnh tật của người mẹ có ảnh hưởng sâu sắc đến sự phát triển và sức khỏe của đứa con trong bụng. Vậy trong thai kỳ người mẹ cần có chế độ chăm sóc như nào?
- Dược sĩ Hà Nội chia sẻ biến chứng của bệnh tiểu đường
- Xét nghiệm nước tiểu ở phụ nữ mang thai để bảo vệ thai nhi
- Chuyên gia Điều dưỡng Hà Nội chia sẻ cách xử lý khi bị sốt cao
Cần có chế độ chăm sóc thai nhi phù hợp để trẻ phát triển bình thường
Trong tình hình kinh tế chung hiện nay, mỗi cặp vợ chồng chỉ nên có từ một đến hai con. Không nên có con quá sớm, trước 22 tuổi, vì đẻ quá sớm cơ thể người mẹ chưa phát triển đầy đủ, cơ quan sinh dục và các tuyến nội tiết chưa hoàn thiện. Tuy nhiên cũng không nên sinh con quá muộn sau 35 tuổi vì đẻ muộn, khung xương chậu và các dây chằng cứng khó dãn nở, dẫn đến nguy cơ đẻ khó. Một lưu ý quan trong khoảng cách mỗi lần sinh tối thiểu là 3 năm.
Chăm sóc thai phụ trong thời kỳ thai nghén nhằm đảm bảo một cuộc thia ghén bình thường và cuộc đẻ an toàn cho cả mẹ lẫn con. Vì thế, khi có thia người mẹ cần đến ngay cơ sở y tế để đăng ký quản lý thai. Mỗi thai phu cần có phiếu khám thai hoặc phiếu theo dõi sức khỏe tại nhà.
Khi bắt đầu có thai, một số người mẹ thường cảm thấy mệt mỏi, chán ăn hay có cảm giác buồn nôn hoặc them ăn những thức ăn theo sở thích riêng của từng người. Các hiện tượng này thường diễn ra trong thời gian ngắn, sau đó người mẹ cần chăm lo ăn uống và giữ gìn sức khỏe để thai phát triển bình thường.
Để theo dõi sự phát triển của thai, các giảng viên Cao đẳng Điều dưỡng Hà Nội khuyên người mẹ nên thực hiện vệc khám thai định kỳ ít nhất 3 lần trong suốt thai kỳ.
Lần thứ nhất vào ba tháng đầu để xác định chắc chắn có thai hay không.
Lần thứ hai vào ba tháng giữa để xem thai khỏe hay yếu để có kế hoạch bồi dưỡng cho người mẹ kịp thời.
Lần thứ ba vào ba tháng cuối để xem thai có phát triển bình thường hay không, thuận hay ngược để tiên lượng cuộc đẻ và dự kiến ngày sinh.
Thai phụ nên thăm khám nhiều lần để đảm bảo sự phát triển của trẻ
Nếu có điều kiện thai phụ nên khám nhiều lần hơn, đặc biệt là ba tháng cuối. Mỗi tháng nên khám một lần. Khi khám thai, người mẹ cần được kết hợp khám toàn thân như: đo chiều cao, cân nặng, đếm mạch, nghe tim phổi, đo huyết áo, thử nước tiểu… Khám sản khoa: đo chiều cao, vòng bụng, nghe tim thai để phát hiện sớm các yếu tố bất thường.
Để phòng bệnh uốn ván cho con, người mẹ khi có thai cần được tiêm phòng uốn ván, tiêm hai lần. Mũi 1 vào tháng thứ tư hoặc thứ 6, mũi 2 cách mũi 1 một tháng và trước khi đẻ ít nhất nửa tháng.
Trong thời kỳ có thai, nhất là những tháng cuối, do thai chèn ép vào các mạch máu lớn của ổ bụng, có thể có hiện tượng phù nhẹ ở chân. Nếu thấy phù toàn thân kèm nhức đầu, mờ mắt thì có thể do nhiễm độc thai nghén, phải đi khám, thử nước tiểu, đo huyết áp, hạn chế ăn muối và thường xuyên đi khám để tránh tai biến khi đẻ.
Khi có thai, thai phụ cũng cần hết sức thận trọng khi dùng thuốc, tiêm chủng, chụp X – quang vì rất dễ gây rối loạn phát triển thai. Ví dụ: khi mới có thai, dùng vitamin A liều cao có thể làm thai phát triển không bình thường, dùng strepromycin có thể làm trẻ bị điếc ngay từ khi đẻ, một số thuốc nội tiết, an thần có thể gây sảy thai, thai chết, rối loạn phát triển của thai hoặc bị bệnh sau đẻ. Vì vậy trước khi dùng thuốc thai phụ cần phải hỏi ý kiến thầy thuốc.
Cần có một chế độ lao động, nghỉ ngơi hợp lý tinh thần thoải mái. Nên lao động chân tay và trí óc một cách điều độ, tránh lao động mệt nhọc, quá sức. Vào tháng cuối của thai kỳ, người mẹ cần nghỉ ngơi để có thời gian chuẩn bị cho con, cho mẹ có sức khỏe tốt, tránh được các tai biến khi đẻ.
Chế độ ăn uống của người mẹ
Các chuyên gia dinh dưỡng Trường Cao Đẳng Y Dược Pasteur cho biết chế độ ăn uống của mẹ có vai trò rất quan trọng, nó quyết định đối với sự phát triển của thai nhi. Người mẹ cần nhớ rằng phải ăn uống cho mình và cho cả con trong bụng. nếu người mẹ được ăn uống tốt, đầy đủ các chất dinh dưỡng thì người mẹ sẽ lên cân tốt. Trong suốt thời kỳ mang thai, người mẹ cần tăng được 10 đến 12 kg. Trong đó, 3 tháng đầu 1 kg, 3 tháng giữa tăng 4 -5 kg, 3 tháng cuối tăng 5 -6 kg. Tăng cân tốt, người mẹ sẽ tích lũy mỡ là nguồn dự trữ sau để tạo sữa sau khi sinh. Những người mẹ thiếu ăn hoặc ăn uống kiêng khem không hợp lý chính là nguyên nhân của suy dinh dưỡng trong bào thai, trẻ có thể nhẹ cân, sinh non tháng. Lưu ý mẹ không nên kiêng khem nhưng cũng cần chứ ý một số vấn đề hạn chế trong ăn uống như: không nên dùng các loại kích thích như rượu, cà phê, thuốc lá, nước chè đặc…, giảm ăn các loại gia vị như ớt, hạt tiêu, tỏi, dấm.
Cần bổ sung chất đạm và chất béo giúp cho việc xây dựng và phát triển cơ thể cho trẻ. Trước hết cần chú ý đến nguồn chất đạm từ các thức ăn thực vật như đậu tương, đậu xanh, các loại đậu khác và vừng lạc. Chất đạm động vật đáng chú ý là các loại thủy sản như tôm, cua, cá, ốc… có điều nên cố gắng có thêm thịt, trứng, sữa.
Bổ sung vitamin, chất khoáng và các yếu tố vi lượng. Cần bổ sung các thực phẩm có nhiều vitamin C như: rau, quả, các loại thức ăn giàu calci, phospho để giúp cho sụ tạo xương của thai nhi. Các thưc ăn có nhiều sắt như thịt, trứng các loại đậu đỗ để đề phòng thiếu máu.