Chuyên gia Dược Hà Nội chia sẻ điều trị tăng huyết áp trong thai kỳ Tăng huyết áp là vấn đề nội khoa thường gặp nhất trong thai kỳ, gây bệnh tật và tử vong cho sản phụ, thai và sơ sinh ở các nước đang và đã phát triển. Vậy cách điều trị bệnh như thế nào? Đau nửa đầu – Căn bệnh không thể coi thường Chuyên gia ...
Trang chủ > Hỏi Đáp Giáo Dục > Tin Tức Y Tế & Giáo Dục > Chuyên gia Dược Hà Nội chia sẻ điều trị tăng huyết áp trong thai kỳ

Chuyên gia Dược Hà Nội chia sẻ điều trị tăng huyết áp trong thai kỳ

Đánh giá: 1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 đánh giá, trung bình: 5,00 trong tổng số 5)
Loading...

Tăng huyết áp là vấn đề nội khoa thường gặp nhất trong thai kỳ, gây bệnh tật và tử vong cho sản phụ, thai và sơ sinh ở các nước đang và đã phát triển. Vậy cách điều trị bệnh như thế nào?

Tăng huyết áp trong thai kỳ gây nguy hiểm đến tính mạng của mẹ và bé

Tăng huyết áp trong thai kỳ gây nguy hiểm đến tính mạng của mẹ và bé

Phân loại

  • Tăng huyết áp trước khi có thai
  • Tăng huyết áp thai kỳ
  • Tiền sản giật – sản giật
  • Tiền sản giật trên nền tăng huyết áp mạn.

Nguyên tắc điều trị

Bệnh nhân phải được khám thai hàng tuần trước sanh

Dược sĩ Đặng Nam Anh – Giảng viên Cao đẳng Dược Hà Nội – Trường Cao Đẳng Y Dược Pasteur khuyên nên hạn chế dùng thuốc hạ áp trừ khi tăng huyết áp nặng vì:

  • THA mạn thường nhẹ -> trung bình (140-159 / 90-109 mmHg): biến chứng tim mạch ít.
  • THA vô căn và chức năng thận bình thường có kết quả tốt về sau cho me và sơ sinh. Không cần dùng thuốc vì thuốc không cải thiện sau sinh.
  • Một số THA từ trước có thể ngưng thuốc trong ½ đầu thai kỳ vì HA hạ giai đoạn này. Theo dõi sát và cho uống thuốc lại nếu cần.

Khi nào bắt đầu hạ áp:

  • Hoa Kỳ: 160/105 mmHg và không đưa HA mục tiêu.
  • Canada: 140/90 mmHg -> HA tâm trương 80-90 mmHg.
  • Australia: 160/90 mmHg -> HA tâm thu  110
  • Hội tim mạch Việt Nam: THA thường xuyên 150/95 hoặc HA  140/90 có tổn thương cơ quan đích hoặc có triệu chứng.

Xử trí không dùng thuốc và phòng ngừa

Sản phụ có HA tâm thu 140-150 mmHg và/ hoặc HA tâm trương 90-99 mmHg

  • Cần nằm viện ngắn để chẩn đoán và loại trừ THA thai kỳ nặng
  • Xử trí tùy vào HA, tuổi thai và các yếu tố nguy cơ ở sản phụ và thai:
  • Theo dõi sát, làm nhẹ, nghỉ ngơi, nằm nghiêng T
  • Ăn uống bình thường không cữ muối, nhất là gần ngày sinh (tránh giảm thể tích máu)
  • Calci: ít nhất 1g/ngày làm giảm nguy cơ tiền sản giật
  • Aspirine liều thấp (75-100 mg/ngày) dự phòng cho sản phụ tiền căn tiền sản giật sớm (<28 tuần), trước hoặc lúc chẩn đoán có thai nhưng trước 16 tuần thai, liên tục đến khi sanh.
  • Tăng trọng sản phụ: BMI bình thường (<25kg/m2) -> tăng 11,2-15,9 kg, dư cân (BIM 25-29,9) là 6,8-11,2 kg và béo phì (BIM30) <6,8 kg.

Điều trị dùng thuốc

  • Theo ESC 2013 về THA: khởi đầu điều trị khi HA 140/90 mmHg.
  • Điều trị sớm cho THA nặng ở mức 160 HA tâm thu hoặc 110 mmHg HA tâm trương: cần thiết, có lợi; tránh HA thấp làm giảm tưới máu TC-máu -> ảnh hưởng phát triển thai.
  • “THA cấp cứu”: khởi đầu cấp tính, kéo dài 15 phút với HA tâm thu ≥ 160 hoặc HA tâm trương 110 mmHg ở sản phụ trước và sau sanh, không chờ quá 4h -> Tam giác nguy hiểm: tiền sản giật nặng – hội chứng HELLP – sản giật.
  • Khống chế HA là can thiệp ngừa sản phụ tử vong do đột quỵ.

Điều trị tăng huyết áp trong thai kỳ nhẹ đến trung bình

Điều trị tăng huyết áp trong thai kỳ nhẹ đến trung bình

Điều trị tăng huyết áp nhẹ đến trung bình (140 – 159/90 – 109 mmHg)

  • Lợi ích và nguy cơ: còn bàn cãi.
  • ESH/ESC khuyến cáo ngưỡng điều trị hạ tâm thu 140 hoặc tâm trương 90 mmHg ở phụ nữ:

+ THA thai kỳ (có hay không đạm niệu)

+ THA có trước kèm nặng thêm THA thai kỳ

+ THA có tổn thương dưới lâm sàng hoặc có triệu chứng ở mọi thời điểm khi có thai.

  • Các tình huống khác, ngưỡng của ESH/ESC là tâm thu 150 và tâm trương 95 mmHg.

Điều trị THA nặng

Các giảng viên Cao Đẳng Điều Dưỡng cho biết hiện nay vẫn chưa thống nhất định nghĩa THA nặng với trị số giữa 160-180 mmHg /> 110 mmHg.

  • Nhóm chuyên viên khuyến nghị xem tâm thu 170 hoặc tâm trương  110 mmHg ở sản phụ là cấp cứu và cần nhập viện.
  • Việc chọn thuốc hạ HA và cách cho thuốc tùy thuộc vào thời điểm sanh dự kiến.
  • Lưu ý: hạ áp mẹ ở mức an toàn không gây biến chứng giảm tưới máu thai -> theo dõi tim thai trong khi dùng thuốc tim mạch.
  • Mục tiêu điều trị:

+ Dự phòng biến cố mạch máu não cho mẹ

+ Dự phòng sản giật

+ Kéo dài tuổi thai nhằm đảm bảo thai đủ corticosteroid giúp phổi trưởng thành khi thai < 34 tuần

    + HA đích: khoảng 140/90 mmHg.

  • Chống co giật: Magnesium sulfate (10%). Liều tấn công tĩnh mạch 4g/10 phút, tiếp theo truyền tĩnh mạch 1g/h trong 24h và tiếp tục cho đến lúc sanh bé. Với điều kiện:

+ Nhịp thở > 16/phút

+ Lưu lượng nước tiểu > 25 ml/h và

+ Phản xạ gân sâu còn

  • Nếu mất phản xạ gân sâu (magnesium máu khoảng 5mmol/l). ngừng Magnesium slfate.
  • Nếu ngừng hô hấp tuần hoàn (magnesium > 10mmol/l):

+ Thông khí hỗ trợ và hồi sinh tim phổi (CPR)

+ Dừng truyền

+ Calcium gluconate 10ml 10% tĩnh mạch.

Có thể bạn quan tâm

Thuốc Bambuterol và toàn bộ thông tin về thuốc

Bambuterol có công dụng làm giảm các triệu chứng như ho, cảm thấy khó thở và thở khò khè ở những người bị bệnh hen suyễn.

Chat với chúng tôi