Phương pháp xử lý khi bị viêm kết mạc có giả mạc Viêm kết mạc là bệnh khá thường gặp ở trẻ em. Bệnh có thể xuất hiện vào tất cả các thời điểm trong năm, nhưng thường có những đợt bùng phát thành dịch, nhất là vào những thời điểm giao mùa hè đến cuối mùa thu Những vấn đề cần nắm rõ về bệnh ung ...
Trang chủ > Hỏi Đáp Giáo Dục > Tin Tức Y Tế & Giáo Dục > Phương pháp xử lý khi bị viêm kết mạc có giả mạc

Phương pháp xử lý khi bị viêm kết mạc có giả mạc

Đánh giá: 1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (2 đánh giá, trung bình: 3,00 trong tổng số 5)
Loading...

Viêm kết mạc là bệnh khá thường gặp ở trẻ em. Bệnh có thể xuất hiện vào tất cả các thời điểm trong năm, nhưng thường có những đợt bùng phát thành dịch, nhất là vào những thời điểm giao mùa hè đến cuối mùa thu

Nguyên nhân gây bệnh thường do virus, nhiễm khuẩn hoặc lậu cầu tấn công vào mắt

Nguyên nhân gây bệnh thường do virus, nhiễm khuẩn hoặc lậu cầu tấn công vào mắt

Viêm kết mạc là bệnh gì?

Bệnh viêm kết mạc (đau mắt đỏ) có giả mạc, bản chất là viêm kết mạc nặng. Nguyên nhân thường do virus, nhiễm khuẩn hoặc lậu cầu tấn công vào mắt. Bệnh có thể xuất hiện vào tất cả các thời điểm trong năm, nhưng thường có những đợt bùng phát thành dịch, nhất là vào những thời điểm giao mùa hè đến cuối mùa thu, khi thời tiết từ nắng nóng chuyển sang mưa, độ ẩm không khí cao, khi giao mùa.… Đây là thời điểm cơ thể con người nhạy cảm với thời tiết nên dễ bị mệt mỏi, hệ thống miễn dịch yếu cũng là nguyên nhân dễ bị nhiễm bệnh.

Giả mạc là màng viêm có màu trắng đục, bám vào mặt sau của mi mắt và chỉ nhìn thấy khi lật mi mắt lên. Khi bị giả mạc tại mắt chứng tỏ sức đề kháng của mắt đã yếu, làm cho bệnh có chiều hướng nặng thêm. Biểu hiện bệnh là mắt đỏ và có ghèn, kèm theo mắt cộm như có cát ở trong khiến bệnh nhân rất khó chịu. Bệnh nhân bị viêm kết mạc có giả mạc có triệu chứng là đỏ một mắt trước, sau đó lan qua mắt thứ hai. Ghèn thường là nước trong hoặc ghèn màu vàng (Nếu nguyên nhân là vi khuẩn thì ghèn thường có màu vàng đặc như mủ còn do virus thì thường trắng trong, dai kéo thành sợi). Bệnh viêm kết mạc có giả mạc rất dễ lây và gây thành dịch qua đường hô hấp, hay tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với dịch rỉ mắt của người bệnh.

Theo Dược sĩ Nguyễn Thị Hồng – Giảng viên Cao đẳng Dược cho biết trẻ nhỏ bị viêm kết mạc có giả mạc thường kèm theo ho sốt, viêm long đường hô hấp trên. Kết mạc bị đỏ, mắt ra gỉ nhiều, đôi khi ứa nước hồng như máu làm các bậc cha mẹ rất hoảng sợ. Khi lật mi lên người ta thấy có một lớp màng trắng bao phủ.

Nguyên nhân gây bệnh viêm kết mạc là do đâu?

Nguyên nhân chính gây bệnh đau mắt đỏ là do virus Adenovirus, hoặc do vi khuẩn như liên cầu, tụ cầu, phế cầu gây ra. Môi trường ô nhiễm, nhiều khói bụi, nơi sinh sống chật chội, điều kiện vệ sinh kém, nguồn nước ô nhiễm, dùng chung đồ dùng sinh hoạt như khăn mặt, gối… cũng là điều kiện thuận lợi cho bệnh phát triển và bùng phát thành dịch.

Một người đang bình thường có thể viêm kết mạc nếu:

– Tiếp xúc trực tiếp với người bị bệnh qua đường hô hấp, nước mắt, nước bọt, bắt tay…

– Cầm, nắm, chạm vào những vật dụng nhiễm nguồn bệnh (như: tay nắm cửa, điều khiển ti vi, nút bấm cầu thang…). Dùng chung đồ vật, đồ dùng cá nhân với nguời bệnh như khăn mặt, chậu rửa mặt, gối…

– Sử dụng nguồn nước bị nhiễm khuẩn gây bệnh như ao, hồ, bể bơi.

– Thói quen hay dụi mắt, sờ vào mũi, vào miệng.

Khi bị bệnh nên lau rửa ghèn, dử mắt ít nhất 2 lần/ngày

Khi bị bệnh nên lau rửa ghèn, dử mắt ít nhất 2 lần/ngày

Lưu ý:

– Ở các nơi công cộng như bệnh viện, trường học, nơi làm việc… hoặc các nơi có mật độ người đông, phải tiếp xúc với cự ly gần như bến tàu xe, chợ… thì rất dễ lây lan bệnh đau mắt đỏ từ một hoặc một vài người bệnh.

– Sau khi khỏi, bệnh nhân vẫn có thể lây cho người khác trong vòng 1 tuần. Vì thế, để tránh không bị mắc bệnh, người dân cần giữ gìn vệ sinh cá nhân sạch sẽ, rửa tay bằng dung dịch sát khuẩn. Vệ sinh mắt mỗi ngày, tránh dụi mắt, nhất là khi tay không được vệ sinh sạch. Rửa tay bằng xà phòng thường xuyên để đảm bảo vệ sinh.

Phương pháp xử lý khi bị viêm kết mạc?

Lau rửa ghèn, dử mắt ít nhất 2 lần/ngày bằng khăn giấy ẩm hoặc bông.

Người bệnh cần được nghỉ ngơi, cách ly, dùng thuốc theo đơn của thầy thuốc.

Không dùng chung thuốc nhỏ của mắt của người đang bị nhiễm khuẩn. Không dùng chung thuốc tra mắt vì có thể mỗi người nhiễm một vi khuẩn, virus khác nhau và các đầu lọ thuốc đã nhiễm khuẩn. Dùng chung thuốc thì vô tình sẽ có thể tiếp tục nhiễm loại vi khuẩn, virus khác khiến bệnh nặng thêm hoặc bệnh tái lại.

Nên rửa tay sạch trước khi vệ sinh mắt, nhỏ mắt. Sau khi vệ sinh mắt và nhỏ thuốc mắt, cần tiếp tục rửa tay lần nữa bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn.

Trẻ em bị bệnh nên nghỉ học, không đưa trẻ đến trường hoặc những nơi đông người để tránh lây bệnh cho người khác.

Bác sĩ Trường Cao Đẳng Y Dược Pasteur khuyến cáo những điều không nên làm khi bị viêm kết mạc:

Bệnh nhân không nên tự mua thuốc điều trị. Đặc biệt là các thuốc chứa corticoid, tránh biến chứng có thể dẫn đến mất thị lực.

Không để mắt làm việc quá sức, nhất là khi làm việc với sách vở, máy tính, điện thoại….Vì người bị đau mắt đỏ cần để mắt nghỉ ngơi.

Không dùng lá trầu không hoặc các nước lá nói chung để điều trị viêm kết mạc. Các cách chữa này đều chưa được kiểm chứng, có thể gây kích thích cho mắt và làm cản trở việc khỏi bệnh.

Bệnh viêm kết mạc tuy không nguy hiểm nhưng rất dễ mắc và dễ lây lan trong cộng đồng. Bệnh có thể ảnh hưởng đến sinh hoạt, học tập và làm việc. Khi có triệu chứng đau mắt đỏ như ngứa, cộm mắt, đỏ mắt…, cần đi khám ngay để điều trị. Việc điều trị lung tung có thể khiến gặp biến chứng ở mắt, rất nguy hiểm.

Có thể bạn quan tâm

Thuốc Bambuterol và toàn bộ thông tin về thuốc

Bambuterol có công dụng làm giảm các triệu chứng như ho, cảm thấy khó thở và thở khò khè ở những người bị bệnh hen suyễn.

Chat với chúng tôi