Cần hết sức lưu ý khi áp dụng những cách chữa bệnh chàm sữa ở trẻ em. Bởi nếu điều trị không đúng cách sẽ gây những tác hại khôn lường trên làn da của trẻ.
- Dược sĩ Hà Nội chỉ ra triệu chứng và cách điều trị viêm dạ dày Hp
- Cùng Dược sĩ cải thiện viêm đại tràng bằng lối sinh hoạt lành mạnh
- Dược sĩ Cao đẳng chỉ ra triệu chứng thường gặp của bệnh hẹp môn vị
Bệnh chàm sữa xảy ra khá phổ biến ở trẻ
Bệnh chàm sữa ở trẻ em là bệnh gì?
Bệnh chàm sữa ở trẻ em còn thường được gọi là lác sữa, bệnh xảy ra khá phổ biến ở trẻ nhỏ (thường dưới 1 tuổi). Bệnh chàm ở trẻ em tuy không gây nguy hiểm nhiều đến sức khỏe và tính mạng của trẻ tuy nhiên những triệu chứng và biểu hiện của bệnh sẽ làm trẻ ngứa ngáy khó chịu ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của trẻ. Muốn điều trị bệnh chàm sữa ở trẻ đạt hiệu quả cao thì cần phải có phương pháp điều trị đúng đồng thời cũng cần có sự quan tâm chăm sóc đặc biệt dành cho trẻ từ cha mẹ.
Nguyên nhân gây bệnh chàm sữa ở trẻ em là do đâu?
- Từ yếu tố di truyền: Nếu ba mẹ có cơ địa dị ứng hoặc mắc các bệnh hen suyễn, dị ứng thì khả năng bé bị chàm sữa khá cao. Đặc biệt là khi tiếp xúc với lông mèo, lông chó, bụi bẩn trong không khí hoặc rối loạn tiêu hóa là sẽ phát bệnh.
- Khí hậu: Thời tiết đột ngột chuyển lạnh hanh khô hoặc thời tiết quá nóng
- Nhiễm khuẩn hoặc nhiễm virus: Trẻ sẽ bị sốt, ngứa thậm chí viêm da mụn mủ…
Triệu chứng thường gặp của bệnh chàm sữa ở trẻ em là gì?
Theo các chuyên gia Cao đẳng Dược Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur bệnh chàm ở trẻ em thường xuất hiện những mảng hồng ban (thường là ở mặt) có tróc vảy, đóng mài và mụn nước gây ngứa ngáy, da khô và căng khiến bé quấy khóc. Nếu bé đưa tay gãi có thể khiến cho mụn bị vỡ nước, da rớm máu và dễ bị nhiễm trùng vì vậy cần chú ý bé, tránh cho bé đưa tay gãi.
Sử dụng các loại thuốc theo chỉ định của bác sĩ để điều trị cho trẻ
Phương pháp điều trị bệnh này là như thế nào?
Mục tiêu điều trị bệnh chàm sữa cho bé đó chính là bình thường hóa làn da, kéo dài thời gian lành bệnh, hạn chế những tái phát bởi vì căn bệnh rất khó điều trị hẳn.
- Sử dụng thuốc điều trị chàm cho trẻ
Khi da bé có dấu hiệu tổn thương là nổi mụn đỏ hoặc chảy dịch thì có thể dùng: Eosin, Milian…(dạng dung dịch) để sát trùng nhẹ cho da.
Khi da bé khô, tróc vảy đỏ ứng thì sử dụng: Eumovat (1 dạng corticosteroid nồng độ thấp) từ 1 tuần cho đến 10 ngày.
Khi da bé khô, dày sừng thì dùng các loại thuốc mỡ phối hơp với thuốc tiêu sừng salicylic acid.
Việc dùng thuốc chữa bệnh chàm sữa ở trẻ em cần hết sức lưu ý, phải có sự hướng dẫn của các bác sỹ có chuyên môn, tuyệt đối không tự ý mua thuốc sử dụng cho bé bởi có thể gây ra những biến chứng như teo da. Các loại thuốc ở trên chỉ mang tính chất tham khảo, vì liều lượng và cách dùng còn phụ thuộc vào tình trạng của từng bé.
- Phương pháp điều trị chàm sữa từ bên trong da
Bé trong thời gian này không nên tim chủng vì có thể dẫn đến các bệnh mụn mủ. Lúc này khi tiêm chủng bé có hiện tượng sốt làm căng thẳng đến bé và nguy cơ bệnh sẽ nặng hơn.
Các giảng viên Cao đẳng Điều dưỡng Hà Nội khuyên nên cho bé ăn những thực phẩm nhẹ, lõng dễ tiêu hóa mà cung cấp đủ các chất vitamin, chất khoáng để hỗ trợ quá trình trị bệnh chàm ngoài da ở trẻ tốt hơn.
Trong giai đoạn bé còn bú sữa các mẹ nên cho bé ăn cá biển để tăng chất ARA, chất này có thể chống lại dị ứng da. Các mẹ cũng cần hạn chế tối đa ăn trứng (và trứng cá), mỡ động vật, nội tạng động vật, trứng vịt lộn… để tránh gây dị ứng cho bé qua đường sữa.
Ở trẻ sơ sinh các mẹ cũng nên tránh cho bé sử dụng các thực phẩm dễ bị dị ứng, các thực phẩm lên men, đầu phộng, cà chua, đồ biển… vì rất dễ gây di ứng có cơ địa yếu, dễ dị ứng.
Làm gì để phòng bệnh chàm sữa ở trẻ em?
- Cắt móng tay cho trẻ để tránh cho trẻ đưa tay lên mặt gãi gây trầy xước da cũng như nhiễm trùng.
- Vệ sinh cho trẻ sạch sẽ, nên tắm bằng nước ấm để giảm ngứa cho trẻ, không nên tắm bằng xà phòng hay sữa tắm.
- Không cho bé mặc những loại quần áo chất liệu sợi tổng hợp hoặc bằng len dễ gây kích ứng da. Chỉ nên mặc những chất liệu bông mềm để tránh tổn thương da.
- Luôn giữ cho da bé khô thoáng, sạch sẽ, tránh để bé ra mồ hôi nhiều.
- Giữ cho môi trường xung quanh sạch sẽ, không bụi bẩn, khói thuốc, nhiệt độ trong phòng vừa phải, không quá nóng cũng không quá lạnh. Trong thời gian bé bị chàm sữa các mẹ cũng không nên đưa bé đi tiêm chủng bởi môi trường bệnh viện luôn có nhiều dị nguyên, vi khuẩn tồn tại, nếu đến đó có thể khiến cho tình trạng của bé nặng hơn.