Loạn nhịp tim là một trong những căn bệnh tim mạch phổ biến hiện nay. Việc điều trị và kiểm soát nhịp tim là vô cùng quan trọng, tránh các nguy cơ đau tim, ngừng tim và đột quỵ.
- Tìm hiểu căn bệnh vô sinh hiếm muộn ở các cặp vợ chồng
- Dấu hiệu nhận biết trẻ bị viêm phổi và hướng dẫn cách điểu trị
- Chuyên gia Cao đẳng Dược Hà Nội hướng dẫn điều trị bệnh lậu
Loạn nhịp tim có thể gây nguy hiểm đến tính mạng
Loạn nhịp tim là gì?
Tim là cơ quan quan trọng đảm nhận chức năng đưa máu đi nuôi dưỡng cơ thể. Bình thường, các hoạt động sinh lý của cơ tim dựa theo sự dẫn truyền của các xung điện thế khởi nguồn từ nút xoang nhĩ thất, được kiểm soát bởi các nút nhĩ thất, bó His, và mạng lưới Purkinje ở tim. Loạn nhịp tim xảy ra khi có sự bất thường trong quá trình tạo xung và dẫn truyền, dẫn đến nhịp tim bị lệch khỏi tần suất bình thường làm rối loạn các hoạt động của tâm nhĩ và tâm thất. Các xung động này hình thành do sự thay đổi điện thế qua màng tế bào cơ tim nhờ sự trao đổi các dòng ion Na, K, Ca. Điện thế hoạt động thể hiện hoạt động của cơ tim được các giảng viên Cao đẳng Dược Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur giải thích theo 5 giai đoạn
- Pha 0 (khử cực nhanh): Kênh Na mở, ion Na từ bên ngoài vào làm điện thế nội bào từ điện tích (-) chuyển sang (+). Giai đoạn này quyết định tính dẫn truyền xung động
- Pha 1 (tái cực nhanh): Kênh Na đóng, K thoát ra, tế bào khử cực nhanh
- Pha 2 (bình nguyên): ion Ca di chuyển chậm vào tế bào, trong khi đó dòng ion K đi ra, hoạt tính màng ổn định.
- Pha 3 (tái khử cực nhanh): dòng Ca ngưng di chuyển vào, dòng K vẫn tiếp tục thoát ra, dẫn đến điện thế trong màng trờ về điện tích (-)
- Pha 4 (khử cực chậm): giai đoạn này giúp phục hồi ion trở về như cũ. Bơm Na-K ATP đưa ion Na ra và đưa ion K vào, cùng với sự trao đôi giữa ion Na-Ca, nồng độ ion trở về như lúc ban đầu.
5 giai đoạn này là một trong những đích hướng tới trong quá trình điều trị kiểm soát nhịp tim
Triệu chứng: thông thường, các triệu chứng loạn nhịp tim nhẹ không biểu hiện rõ rệt. Một số dấu hiệu thường thấy nhưng không đặc hiệu của loạn nhịp như:
- Đánh trống ngực
- Mệt mỏi và cảm giác khó thở, có thể chóng mặt
- Tim đập nhanh (một số trường hợp)
Các triệu chứng loạn nhịp tim nhẹ không biểu hiện rõ rệt
Nguyên nhân
- Sự bất thường trong hệ thống dẫn truyền
- Cấu trúc giải phẫu: biến đổi sau phẫu thuật, bẩm sinh
- Tình trạng huyết động không ổn định
Phân loại rối loạn nhịp tim
Dựa vào vị trí loạn nhịp
- Loạn nhịp trên thất
- Loạn nhịp thất
Dựa vào nhịp tim
- Loạn nhịp chậm khi nhịp tim < 60 nhịp/ phút
- Loạn nhịp nhanh khi nhịp tim > 100 nhịp/ phút
Ức chế nhĩ thất (còn gọi là Block nhĩ thất)
- Độ 1: Tất cả các xung lực trên thất đều chậm
- Độ 2: Một số xung lực bị ức chế ở nút nhĩ thất
- Độ 3: Ức chế tim hoàn toàn – Tất cả các xung lực trên thất bị ức chế tại nút nhĩ thất, nhịp tâm nhĩ và nhịp tâm thất độc lập hoàn toàn với nhau
Điều trị loạn nhịp tim như thế nào?
Điều trị
Các bác sĩ chuyên gia tim mạch đưa ra mục tiêu chung hướng tới trong điều trị loạn nhịp theo thứ tự tầm quan trọng: phòng ngừa huyết khối, kiểm soát đáp ứng thất, phục hồi nhịp xoang, và duy trì nhịp xoang bằng cách ngăn ngừa tái phát.
Điều trị loạn nhịp tim là vấn đề cấp thiết để phục hồi chức năng cơ tim hoạt động lại bình thường, tránh các biến chứng lâu dài dẫn đến suy tim. Các bác sĩ Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur khuyên nên thực hiện các thăm khám cận lâm sàng để đánh giá chức năng cơ tim, xác định những bất thường về sinh lý trên tim gây ra loạn nhịp để lựa chọn phương pháp điều trị thích hợp.
Một số nhóm thuốc kiểm soát nhịp tim: dựa trên sự tác động lên dòng ion tế bào, điều chỉnh dòng điện thế hoạt động cơ tim dẫn đến điểu chình một số rối loạn nhịp tim
Nhóm 1:
- gây tê tại chỗ, làm chậm dẫn truyền bằng cách ức chế pha 0
- tăng thời kỳ trơ hiệu quả, giảm vận tốc dẫn truyền
Nhóm II:
- Chẹn thụ thể β, làm giảm nhịp tim: ức chế dòng Ca đi vào
Nhóm III:
- Kéo dài đồng nhất thời gian điện thế hoạt động, dẫn đến kéo dài thời kỳ trơ hiệu quả: chẹn kênh K tại phase 3
Nhóm IV:
- Gây ra sự kéo dài thời kì trơ ở nút nhĩ thất và tâm nhĩ bằng cách chẹn dòng Ca đi vào ở pha 2, hiệu quả trong điều trị loạn nhịp nhanh trên thất
Ở bệnh nhân rung tâm nhĩ, thuốc chống đông hoặc thuốc kháng tiểu cầu có thể được thêm vào để tránh nguy cơ tạo cục máu đông.
Lưu ý đối với bệnh nhân loạn nhịp
- Tuân thủ điều trị là việc cần thiết, kể cả bệnh không gây ảnh hưởng đến chất lượng sống của bệnh nhân, nhưng lại diễn tiến âm thầm, làm giảm chức năng tim, có thể dẫn tới suy tim
- Sử dụng các nguồn thực phẩm nước uống không chứa caffein, rượu, bia,… kết hợp chế độ tập luyện bằng cách tham gia các hoạt động thể chất
- Tránh hút thuốc lá
- Một số thuốc cảm lạnh, ho, thuốc hướng tâm thần,… cũng dẫn đến nguy cơ loạn nhịp, cần thông báo cho bác sĩ