Bệnh lậu là một trong những bệnh truyền qua đường tình dục thường gặp. Vậy biểu hiện của bệnh lậu và cách điều trị như thế nào thì hiệu quả nhất?
- Điều dưỡng Hà Nội hướng dẫn cách phòng ngừa bệnh huyết áp thấp
- Chăm sóc và phòng bệnh thủy đậu với Điều dưỡng viên Hà Nội
- Sử dụng Vitamin đúng cách cho tác dụng thần kỳ
Triệu chứng thường gặp của bệnh lậu ở nam giới và nữ giới
Biểu hiện lâm sàng
Theo các giảng viên Cao đẳng Dược Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur chia sẻ, một số biểu hiện thường gặp ở nam giới:
- Rấm rức ở niệu đạo, tiểu rắt, tiểu buốt dọc niệu đạo.
- Xuất tiết dịch mủ ở niệu đạo, mủ có màu hơi vàng, số lượng nhiều, loãng dễ ra
- Miệng sáo sưng đỏ, có mủ chảy ra tự nhiên hoặc chảy ra khi vuốt gốc dương vật về miệng sáo.
- Những lần mắc bệnh sau do niệu đạo sơ chai nên ít gặp tiểu buốt, tiểu rắt mà hay gặp tiết dịch mủ
Biểu hiện ở nữ giới:
- Viêm niệu đạo: tiểu rắt, tiểu buốt, bờ mép lỗ niệu đạo đôi khi cũng sưng đỏ, có mủ.
- Viêm cổ tử cung: là vị trí đầu tiên của nhiễm lậu cầu, cổ tử cung đỏ kèm mủ
- Đôi khi kèm theo viêm âm hộ – âm đạo, tăng tiết khí hư màu hơi vàng/xanh, đôi khi có mủ, đau vùng chậu hông do viêm tiểu khung, rong kinh hoặc chảy máu sau quan hệ tình dục
Biểu hiện ở các cơ quan khác:
- Viêm hậu môn – trực tràng: do quan hệ hậu môn – sinh dục
- Viêm miệng họng: do quan hệ miệng – sinh dục
- Viêm kết mạc:
+ Ở trẻ sơ sinh: do mẹ bị nhiễm lậu và sinh theo đường dưới. Biểu hiện sau đẻ 1-3 ngày, mắt sưng, nhiều mủ kèm theo kết mạc đỏ đôi khi loét
+ Ở người lớn: do hành vi của mình gây ra như tay chân dính mủ rồi chạm lên mắt.
Biến chứng:
- Nam giới: viêm tinh hoàn, mào tinh hoàn, xơ hẹp niệu đạo, viêm tuyến tiền liệt
- Nữ giới: viêm vòi trứng, viêm tuyến Bartholin, viêm niêm mạc tử cung, viêm buồng trứng
- Cả 2 giới: viêm bàng quang, viêm thận, vô sinh, nhiễm khuẩn huyết, viêm quanh gan, viêm khớp…
Quan hệ miệng- bộ phận sinh dục cũng có thể bị bệnh lậu
Phân biệt bệnh lậu với nhiễm khuẩn đường niệu – sinh dục do Chlamydia trachomatis, Candida
Nhiễm Chlamydia trachomatis:
- Nam giới:
+ Ngứa dọc niệu đạo, tiểu buốt ít
+ Tiết dịch niệu đạo: dịch nhầy trong đôi khi có mủ
+ Biến chứng: viêm tinh hoàn, mào tinh hoàn, xơ hẹp niệu đạo…
- Nữ giới:
+ Viêm cổ tử cung kèm khí hư hơi vàng hoặc trắng
+ Viêm niệu đạo thường gặp ở phụ nữ trẻ với tiểu khó, tiểu buốt
+ Biến chứng: viêm vòi trứng, viêm tuyến Bartholin…
Nhiễm trùng roi (Trichomonas vaginalis)
- Nam giới: ít khi gây viêm niệu đạo. Nếu nhiễm thường có các triệu chứng:
+ Tiểu khó, tiểu buốt, đôi khi có cảm giác kiến bò dọc niệu đạo
+ Tiết dịch niệu đạo: dịch nhầy, trong đôi khi có mủ
- Nữ giới: thường gây viêm âm đạo với:
+ Ngứa, rát vùng âm hộ và phần ngoài âm đạo
+ Khí hư nhiều, loãng, mùi hôi và có bọt
+ Âm hộ, âm đạo đỏ và phù nề
Nhiễm Candida
- Nam giới: triệu chứng thường kín đáo, đôi khi gây viêm niệu đạo ít triệu chứng kèm viêm quy đầu
- Nữ giới:
+ Ngứa, khí hư nhiều màu trắng như váng sữa
+ Thành âm hộ – âm đạo đỏ, phù nề và có nhiều mảng trắng bám vào
Hướng dẫn cách điều trị bệnh lậu
Điều trị bệnh lậu như thế nào?
Nguyên tắc điều trị theo chia sẻ của Dược sĩ Đỗ Đức Quý – Giảng viên văn bằng 2 Cao đẳng Dược đó là:
- Điều trị sớm và đủ liều
- Điều trị cho cả bạn tình, không quan hệ cho đến khi điều trị khỏi
- Làm xét nghiệm để phát hiện STDs khác
Thuốc điều trị:
- Ceftriaxone 250mg tiêm bắp liều duy nhất, hoặc
- Cefixim 400mg uống liều duy nhất, hoặc
- Spectinomycine 2g tiêm bắp liều duy nhất
Phối hợp điều trị với Chlamydia
- Ưu tiên:
+ Azithromycin 1g uống liều duy nhất, hoặc
+ Doxycycline 0,1g uống 2 viên/ngày chia 2×7 ngày, hoặc:
+ Tetracycline 0,5g uống 4 viên/ngày chia 4×7 ngày.
Theo dõi điều trị:
- Tái khám sau 7 ngày
- Nếu tồn tại triệu chứng: kiểm tra lại xem bệnh nhân có tuân thủ điều trị và có thể do tái nhiễm
Phòng bệnh
- Tuyên truyền, giáo dục ý thức cho cộng đồng về bệnh lây truyền qua dường tình dục
- Giáo dục giới tính cho độ tuổi vị thành niên cũng như hiểu biết về bệnh lây truyền qua đường tình dục
- Khám và xét nghiệm định kì để phát hiện bệnh đối với đối tượng có nguy cơ cao
- Tình dục an toàn: chung thủy vợ chồng, tình dục không xâm nhập, sử dụng bao cao su đúng khi quan hệ
Lời khuyên của chuyên gia khi điều trị bệnh lậu
Để điều trị bệnh lậu nhanh chóng và hiệu quả các giảng viên Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur khuyên bạn cần chú ý một số điều sau:
- Điều trị bệnh sớm nhất có thể không để bệnh nặng mới điều trị
- Tuân thủ mọi hướng dẫn điều trị của bác sĩ
- Không quan hệ tình dục với người bị bệnh và với người khác
- Không sử dụng chung đồ dùng cá nhân như quần áo, khăn mặt, cốc, chén, dao cạo…
- Tập luyện thể dục đều đặn, ăn uống điều độ khoa học đẻ có đủ chất dinh dưỡng, sức đề kháng chống chọi với bệnh tật