Một số chuyên gia giáo dục cho rằng cần thêm những bước cải tiến để kỳ thi nhẹ nhàng, không tạo áp lực cho thí sinh, phụ huynh hoặc cần bỏ 1 trong 2 mục đích của kỳ thi 2 trong 1 này
- Khi nào Bộ GD&ĐT công bố điểm thi THPT năm 2018?
- Những việc thí sinh cần phải làm sau kết thúc kỳ thi THPT Quốc gia 2018
- Các trường Đại học top đầu dự kiến giảm điểm chuẩn năm 2018
Nhiều tranh luận cho rằng nên bỏ kỳ thi THPT Quốc gia
Theo GS Lâm Quang Thiệp – nguyên Vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học (Bộ GDĐT): Tập trung cho mục tiêu xét tuyển đại học, cao đẳng
Ông Thiệp cho rằng trong 2 mục tiêu tốt nghiệp THPT và tuyển sinh đại học, cao đẳng thì nên ưu tiên cho mục tiêu xét tuyển đại học, cao đẳng thì tốt hơn.
Mục tiêu tốt nghiệp phổ thông cũng quan trọng nhưng không nhất thiết tới mức tổ chức một kỳ thi quốc gia. Việc này nên để các tỉnh và địa phương tổ chức để công nhận tốt nghiệp.
Trong thời gian tới, Bộ GDĐT cùng các ban ngành nên tập trung nghiên cứu theo hướng mới. Điều này cũng giúp Bộ GDĐT bớt mệt mỏi hơn cho kỳ thi sắp tới.
GS Phạm Tất Dong – nguyên Phó Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam: Kỳ thi còn đánh đố
Theo trang Cao đẳng Y Dược Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cập nhật được từ ông Dong cho biết: “Tôi rất bất bình khi suốt 1 tuần qua ra rả nói chống quay cóp, chống sử dụng công nghệ trong thi cử, rồi huy động bao nhiêu công an, giáo viên, bao nhiêu người kiểm soát để học sinh không mang điện thoại, máy tính, chỉ mang bút chì thước kẻ vào như soát kẻ gian… Một kỳ thi có vẻ như còn đánh đố và dọa nạt! Chúng ta phải làm thế nào đó để thí sinh không quá áp lực với kỳ thi, thí sinh vẫn thể hiện được trình độ sau 12 năm học. Thi ở đây là để báo cáo cho phụ huynh biết sau 12 năm học sinh đã học tập như thế nào”
Nhiều em không đỗ thì chúng ta có thể đề xuất Nhà nước bồi dưỡng thêm để “vớt”, vì để rớt nhiều quá chẳng giải quyết gì mà phải thêm rất nhiều trường lớp, thầy cô giáo, tốn kém cho xã hội.
Trong thời gian tới, tôi cho rằng cần tách kỳ thi THPT và đại học riêng, các trường đại học sẽ chọn theo chuẩn riêng.
Kỳ thi THPT chỉ nên tổ chức hết sức đơn giản, giao cho Sở quản lý, sau khi Sở tổng hợp sẽ báo cáo với Bộ.
Có ý kiến cho rằng với tình hình hiện tại của Việt Nam thì chưa thể bỏ kỳ thi THPT Quốc gia
Ông Đào Tuấn Đạt – giảng viên ĐH Bách khoa Hà Nội: Bỏ kỳ thi để tránh bệnh thành tích
Hiện nay, mục tiêu của Kỳ thi THPT quốc gia được đặt lên hàng đầu là xét tốt nghiệp. Vậy đi thi mà biết chắc sẽ đỗ, tỉ lệ luôn trên 90%, thậm chí xấp xỉ 100% thì thi để làm gì? Ông cho rằng kỳ thi chung không phù hợp với tiêu chí xét tốt nghiệp. Thay vào đó các địa phương tự tổ chức kỳ thi để xét tốt nghiệp theo quy chế chung toàn quốc
Độ khó đề thi của mỗi địa phương có thể khác nhau phụ thuộc trình độ thực tế học sinh ở địa phương đó, miễn là kỳ thi diễn ra nghiêm túc. Đòi hỏi một mặt bằng chung trong toàn quốc là không thể và sẽ đẩy các địa phương chạy theo thành tích ảo.
TS Lê Viết Khuyến – nguyên Phó vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học (Bộ GDĐT): Bỏ thi sẽ loạn!
Nhiều người đề xuất nên bỏ mục đích thi để xét tốt nghiệp THPT. Tôi cho rằng điều đó chưa phù hợp với thực tế Việt Nam.
Để làm được điều này, mức độ đánh giá của các trường phải tương đương nhau, tức là toàn bộ hệ thống giáo dục phổ thông đã được kiểm định, gắn chặt với chuẩn đầu ra, hoàn toàn không có chuyện trường này đánh giá lỏng còn trường kia đánh giá chặt.
Muốn bỏ thi tốt nghiệp thì buộc phải có hệ thống kiểm định chất lượng giáo dục phổ thông, hình thành văn hóa chất lượng bám chặt vào chuẩn đầu ra. Trong khi đó, hệ thống kiểm định chất lượng giáo dục của chúng ta hiện đang mới làm ở bậc đại học, phổ thông chưa biết đến bao giờ.
Trong điều kiện của Việt Nam hiện nay, nếu bỏ mục tiêu tốt nghiệp, thả lỏng hoàn toàn cho các trường thì các địa phương sẽ đua nhau giữ thành tích, chắc chắn sẽ gây rối loạn và bất ổn. Do vậy, giải pháp tối ưu hơn cả là nên duy trì kỳ thi tốt nghiệp THPT quốc gia bằng cách tiếp tục hoàn thiện đề thi đạt được mức độ chuẩn hóa thực sự.