Phương pháp tán sỏi ngược dòng qua nội soi và tán sỏi mật qua da được nhiều người lựa chọn bởi tính an toàn, thời gian hồi phục nhanh mà không cần phải phẫu thuật, gây mê
- Từ chối khám chữa bệnh cho bệnh nhân xúc phạm nhân viên y tế
- Danh sách chi tiết 40 dịch vụ y tế được điểu chỉnh giảm giá trong tháng 5/2018
- Từ nỗi sợ bác sĩ đến hành trình mơ ước trở thành nhân lực ngành Y
Phương pháp lấy sỏi mật bằng phẫu thuật gây đau đớn và có thể có biến chứng
Việc phẫu thuật lấy sỏi mật gây đau, khả năng phục hồi chậm, nhiều biến chứng … nên nhiều người bị sỏi mật tỏ ra sợ hãi, đi tìm kiếm những biện pháp không cần mổ, để rồi tiền mất tật mang với những bài thuốc phản khoa học.
Theo ThS.BS Nguyễn Thái Bình, Khoa Chẩn đoán hình ảnh, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, hiện nay phương pháp phẫu thuật lấy sỏi được các bác sĩ chỉ định khi bệnh nhân có nhiều sỏi, sỏi đúc khuôn khu trú một phần của gan, sỏi túi mật…
Lấy sỏi mật bằng phương pháp phẫu thuật yêu cầu bệnh nhân phải gây mê nên những bệnh nhân cóthể trạng kém, già yếu, đang trong tình trạng sốc sẽ không sử dụng phương pháp này…, một số trường hợp phẫu thuật nhiều lần có thể gây dính, xơ hẹp đường mật trong gan.
Theo tin tức Y tế Giáo dục cập nhật được: Với những bệnh nhân ít sỏi mật hiện nay có 2 phương pháp điều trị sỏi mật đó là tánsỏi ngược dòng qua nội soi và tán sỏi mật qua da. Phương pháp tán sỏi ngược dòng qua nội soi được chỉ định với các trường hợp có sỏi đoạn thấp ống mật chủ, sỏi nhỏ và ít. Các bác sĩ nội soi sẽ thực hiện cắt cơ thắt Oddi ở đoạn cuối của ống mật chủ, sau đó đưa dụng cụ lên đường mật để lấy sỏi. Tuy nhiên phương pháp này không áp dụng được với các trường hợp đã phẫu thuật nối mật ruột.
Còn phương pháp tán sỏi mật qua da được chỉ định cho các trường hợp có sỏi ống mật chủ, sỏi trong gan, sỏi tái phát, sỏi mật ở các bệnh nhân đã phẫu thuật nối mật ruột, có hẹp đường mật kèm theo, bệnh nhân già yếu, có bệnh lý toàn thân nặng, đang trong tình trạng sốc…
Theo bác sĩ Bình, tán sỏi mật qua da là phương pháp điều trị ít xâm phạm, an toàn, thời gian hồi phục nhanh do không cần phẫu thuật và gây mê. Đặc biệt, phương pháp này được áp dụng điều trị cho những trường hợp sỏi rải rác trong gan, khó áp dụng điều trị bằng các phương pháp khác.
Trong thời gian nằm viện, bệnh nhân sinh hoạt gần như bình thường nên chăm sóc khá đơn giản. Sau 7 ngày, bệnh nhân ra viện.
Tán sỏi ngược dòng qua nội soi và tán sỏi mật qua da được nhiều người lựa chọn
Cách đây không lâu, các bác sĩ của Bệnh viện Đại học Y Hà Nội đã điều trị cho bệnh nhân Nguyễn Văn X 24 tuổi, vào viện vì đau bụng và sốt. Các bác sĩ cho làm thăm dò siêu âm, xét nghiệm máu và chụp cộng hưởng từ. Kết quả, bệnh nhân có sỏi ống mật chủ và được chỉ định tán sỏi qua da. Sau khi tán sỏi, bệnh nhân được theo dõi 3 ngày và xuất viện trong tình trạng khoẻ mạnh hoàn toàn.
Ưu điểm của phương pháp này, các sỏi đường mật trong và ngoài gan có thể lấy được khá triệt để vì dưới hướng dẫn của máy chụp mạch số hoá xoá nền, cây đường mật hiện hình toàn bộ khi bơm thuốc cản quang, giúp định hướng đưa dụng cụ đến vị trí sỏi để can thiệp.
Do sỏi mật khá mềm nên với các sỏi lớn có thể cắt nhỏ bằng rọ lấy sỏi, sau đó lấy qua cổng hoặc đẩy xuống tá tràng. Tỷ lệ gặp các sỏi cứng không cắt nhỏ được là khá hiếm, những trường hợp đó cần sử dụng laser hỗ trợ.
Nguồn: Cao đẳng Y Dược sưu tầm