Câu chuyện đóng tiền mới được mổ không phải lúc nào cũng áp dụng nhưng vẫn có trường hợp bắt buộc bệnh viện phải làm như vậy. Lý do tại sao? Hãy cùng lắng nghe qua chia sẻ của 1 vị bác sĩ.
- Từ chối khám chữa bệnh cho bệnh nhân xúc phạm nhân viên y tế
- Danh sách chi tiết 40 dịch vụ y tế được điểu chỉnh giảm giá trong tháng 5/2018
- Làm Bác sĩ, Điều dưỡng viên, sẽ phải là ‘sinh viên’ suốt đời
Chia sẻ của bác sĩ về lý do phải đóng tiền rồi mới mổ
Câu chuyện phải thu tiền rồi mới mổ khiến nhiều người bức xúc, nếu như tình trạng nguy cấp mà không xử lý ngay có thể giết chết tính mạng con người. Tuy nhiên đó là những gì người ngoài ngành cảm thấy vậy. Chỉ có những người trong ngành mới hiểu rõ được lý do tại sao lại có quyết định như thế. Để cho mọi người có cái nhìn sâu sắc hơn, chuyên mục tin tức Y tế Giáo dục xin chia sẻ tâm sự của một vị bác sĩ về lý do tại sao phải đóng tiền rồi mới mổ.
Kể chuyện thật nhiều quá xem ra cũng đau lòng nhưng vẫn phải nói để các anh, chị ngoài ngành hiểu. Lý do tại sao phải đóng tiền rồi mới mổ?
Như mọi người cũng biết, hiện nay nhiều bệnh viện tự thu, tự chi vì nhà nước… hết tiền nên không còn “bao cấp” nữa. Mà tự thu, tự chi thì như anh đang kinh doanh vậy, có lời thì bán, lỗ thì thôi. Tuy nhiên ngành y là ngành liên quan đến tính mạng con người mà lại áp dụng luật kinh doanh vào thì thật không ổn chút nào. Trách nhiệm của ai thì các anh chị biết rõ tự trả lời được.
Một hôm cách nay 3 năm, tôi trực. Lúc tầm nửa đêm tôi có mấy ca mổ liên tục, mỗi ca mổ lấy thai chừng 60 phút, kể cả thời gian chuẩn bị giấy tờ và thời gian kíp mổ làm việc thực sự.
Từ ca mổ đầu tiên thì tôi đã nhìn thấy một thanh niên máu me be bét đang nằm trên băng ca với 2 tay đã được băng trắng toát, máu không còn chảy nữa. Sau khi tôi mổ xong 3 ca thì anh này vẫn chưa được mổ… Thật sốt ruột, nếu người ấy là em mình, là anh mình, là cháu mình hoặc con mình… thì sao?
Tôi gọi cho giám đốc để can thiệp, báo cáo là tôi đã mổ xong 3 ca rồi mà sao anh này vẫn chưa được mổ, không hiểu lý do vì sao. Giám đốc cúp máy và gọi điện hỏi tình hình bác sĩ bên khoa chấn thương.
Sau 30 phút giám đốc gọi lại cho tôi biết lý do: Vì bệnh nhân bây giờ trốn viện rất nhiều, tiền thuốc men, tiền chỉ, tiền đinh, nẹp vít các thứ toàn đồ đắt tiền bệnh viện phải bù lỗ, các ca đánh nhau thường là trốn viện, cứ mổ xong ổn ổn là trốn, không ai chịu đóng tiền, vì vậy bây giờ phải chờ họ đóng tiền rồi mới mổ được. Nếu cứ tiếp tục tình trạng này thì khoa chấn thương sẽ không còn xu nào để trả lương cho nhân viên. “Chị yên tâm, nếu nguy hiểm tính mạng thì mổ rồi, còn các trường hợp không nguy hiểm tính mạng thì chờ họ đóng tiền rồi mới mổ…”
Nỗi khổ trong ngành Y chỉ có người trong cuộc mới hiểu được
Và mặc dù tôi chẳng quan tâm gì đến tiền bạc, chỉ biết mổ cho bệnh nhân an toàn là hết trách nhiệm của người bác sĩ điều trị. Thế nhưng người hạch toán kinh tế của bệnh viện thì phải đau đầu tính toán làm sao đủ tiền trả cho 1000 con người đang ngày đêm làm việc ấy thì… rất đau đầu.
Theo tôi được biết hồi đó một ca mổ lấy thai bảo hiểm chỉ trả 450.000đ, trong khi chi phí nhiều khi là 1 triệu, tùy thuộc vào ca dễ hay khó, mập hay ốm mà số lượng chỉ sử dụng sẽ khác nhau. Có ca chính tôi mổ mà sử dụng hết 10 sợi chỉ, trong khi bình thường chỉ 5 sợi. Và như vậy 5×90.000= 450.000 đ tiền chỉ, còn thuốc, gạc, băng, chancre các thứ chưa tính.
Như vậy thì ca nào lỗ ít là 500.000, nhiều là 1 triệu… Do đó các anh chị biết là đau đầu ra sao. Nay tiền bảo hiểm tăng lên không biết còn lỗ hay không, mà lỗ là lỗ bao nhiêu thường bác sĩ cũng không quan tâm. Mổ được 1 ca bao nhiêu tiền công cũng… không biết. Chỉ biết việc mình là đi mổ, mổ xong bệnh nhân an toàn, hết.
Xem ra làm chuyên môn cũng chưa hẳn là chỗ khó nhất trong số các vị trí trong bệnh viện, chưa khó bằng những người bạc tóc lo cho cuộc sống của nhân viên có cơm ăn no để còn tiếp tục làm việc.
Nguồn: Cao đẳng Y Dược sưu tầm