Làm Bác sĩ, Điều dưỡng viên, sẽ phải là ‘sinh viên’ suốt đời Đối với các bác sĩ, điều dưỡng viên, sau khi học 5- 6 năm ở trường đại học, họ lại phải tiếp tục học cao hơn, học để cập nhật kiến thức về những loại bệnh mới, cũng như phương pháp chữa bệnh đang ngày càng thay đổi. Từ chối khám chữa bệnh cho bệnh ...
Trang chủ > Hỏi Đáp Giáo Dục > Tin Tức Y Tế & Giáo Dục > Làm Bác sĩ, Điều dưỡng viên, sẽ phải là ‘sinh viên’ suốt đời

Làm Bác sĩ, Điều dưỡng viên, sẽ phải là ‘sinh viên’ suốt đời

Đánh giá: 1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 đánh giá, trung bình: 5,00 trong tổng số 5)
Loading...

Đối với các bác sĩ, điều dưỡng viên, sau khi học 5- 6 năm ở trường đại học, họ lại phải tiếp tục học cao hơn, học để cập nhật kiến thức về những loại bệnh mới, cũng như phương pháp chữa bệnh đang ngày càng thay đổi.

Các bác sĩ phải học tập không ngừng nghỉ

Các bác sĩ phải học tập không ngừng nghỉ

Tối muộn, sau khi đã kết thúc những công việc trong ngày, như thường lệ, bác sỹ Nguyễn Hồng Trường lại vùi đầu vào máy tính để tìm hiểu thêm kiến thức ngành y. Mặc dù hiện là Giám đốc Bệnh viện Đa khoa TP. Vinh, nhưng bác sỹ Trường vẫn thường xuyên trực tiếp chữa trị bệnh nhân. Cũng như nhiều bác sỹ khác, ông thường vào các trang mạng về ngành y tìm hiểu xem các loại bệnh vừa tiếp nhận trên thế giới đã có cách chữa nào tốt hơn chưa.

Tốt nghiệp ngành bác sỹ đa khoa ở Trường Đại học Y Thái Bình từ năm 2001, về làm việc ở TP. Vinh một thời gian ngắn, bác sỹ Trường lại phải tiếp tục khăn gói đi học. Việc học và làm cứ thế luân phiên nhau đến tận bây giờ.

“Ra trường đi làm được một thời gian, đầu tiên là tôi mất gần một năm để học chuyên khoa định hướng. Sau đó, đến năm 2005 tôi lại phải tiếp tục dành 2 năm nữa để ra Thái Bình học chuyên khoa I. Nhận bằng bác sỹ chuyên khoa I xong, đến năm 2010 tôi lại học thêm bác sỹ chuyên khoa II. Lần gần nhất tôi đi học tập trung là vào TP. Hồ Chí Minh học một năm về chuyên sâu…”, bác sỹ Trường cho biết.

Tính ra, từ khi tốt nghiệp đại học đến nay, trong suốt 16 năm thì bác sỹ Trường đã phải nghỉ việc, xa nhà hơn 7 năm để học và ôn thi tập trung. Đó là chưa kể thời gian ông tranh thủ tự học ở nhà cũng như học hỏi từ các đồng nghiệp tại bệnh viên.

Bác sỹ Trường cho rằng, nghề y là một nghề đặc biệt, nhiệm vụ của y, bác sỹ gắn liền với sức khỏe, tính mạng con người. Vì vậy, việc cập nhật liên tục những kiến thức, hạn chế tối thiểu những sai sót chuyên môn là nhiệm vụ bắt buộc. Hiện nay, với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật và nhu cầu ngày càng cao về chất lượng dịch vụ, việc cập nhật kiến thức của bác sỹ là điều vô cùng cần thiết.

Học ngành Y vô cùng vất vả và phải học suốt đời

Học ngành Y vô cùng vất vả và phải học suốt đời

Trao đổi với chuyên mục tin tức y tế Giáo dục, bác sỹ Trần Văn Cương – Phó Giám đốc Bệnh viện Sản – Nhi Nghệ An cho biết:  ông không nhớ nổi mình có đến bao nhiêu văn bằng, chứng chỉ sau gần 20 năm ra trường. “Có lẽ tôi có khoảng 50 cái, trong đó có cả những chứng chỉ ngoại ngữ từ tiếng Anh đến tiếng Pháp” – bác sỹ Cương nói.

Tốt nghiệp năm 1999, sau 6 năm đèn sách ở Đại học Y Hà Nội, bác sỹ Cương không bắt đầu làm việc luôn mà tiếp tục ôn thi vào bác sỹ nội trú. Lần thi này, theo bác sỹ Cương, còn khó hơn cả kỳ thi vào đại học. “Đó có lẽ là kỳ thi khó nhất trong đời tôi”, bác sỹ Cương nói.

Sau quãng thời gian ôn thi căng thẳng, cuối cùng bác sỹ Cương cũng nằm trong số ít thí sinh trúng tuyển. Tuy nhiên, trong suốt gần 4 năm học bác sỹ nội trú, quá trình học lại còn vất vả hơn những ngày sinh viên. Thời gian này, gần như cả ngày, các học viên phải ở lại bệnh viện để học.

“Muốn gặp bạn bè, người thân hoặc đi đâu đó chơi thì phải sau 22h mới được ra ngoài. Nhưng giờ đó đã quá mệt mỏi rồi, nên thường chẳng đi được đâu nữa”, bác sỹ Cương cho hay.

Việc học gần như chiếm hết thời gian, sang năm thứ 2, bác sỹ Cương phải tranh thủ gần một tuần được nghỉ Tết để lấy vợ. Vợ làm việc ở TP. Vinh, sau đêm tân hôn vài ngày, chú rể lại phải vội vã lên đường.

Sau 10 năm liên tục học đại học và bác sỹ nội trú, bác sỹ Cương được nhận về Khoa Hồi sức cấp cứu của Bệnh viện Sản – Nhi Nghệ An. Tuy nhiên, sau vài năm làm việc, ông lại phải tiếp tục khăn gói lên đường đi học. Lần này là những khóa học chuyên sâu về siêu âm, tim mạch…

“Bác sỹ là vậy, cứ làm việc được khoảng 2 năm lại phải tiếp tục đi học để cập nhật kiến thức. Đó là chưa kể phải tranh thủ thời gian rảnh rỗi học các kỹ năng phụ khác như ngoại ngữ, tin học, rồi những buổi đi tập huấn”, vị bác sĩ 42 tuổi nói.

Nguồn: caodangyduoc.com.vn

Có thể bạn quan tâm

Thuốc Bambuterol và toàn bộ thông tin về thuốc

Bambuterol có công dụng làm giảm các triệu chứng như ho, cảm thấy khó thở và thở khò khè ở những người bị bệnh hen suyễn.

Chat với chúng tôi