Có một nghề không kể nắng mưa giá lạnh, cũng chẳng có lễ Tết nghỉ hè, đó là nghề Y Dược – nơi có những con người mang sứ mệnh chăm sóc sức khỏe nhân dân.
- Có phải con gái ngành Y mạnh mẽ nên phải chịu cô đơn?
- Cô gái ngành Y nợ mẹ một mùa Tết đoàn viên
- Mất 3 năm học ngành Y nhưng mất cả đời học chữ Nhẫn
Với chúng ta Tết đang đến rất gần, nhưng với Bác sĩ Tết còn ở rất xa…
Với chúng ta, Tết đang đến rất gần khi đường phố nhộn nhịp trang hoàng, chị em công sở rủ nhau sắm sửa quần áo mới, đấng mày râu những ngắm nghía cây quất, cành lan…. Nhưng tại các bệnh viện, vẫn có những con người đang từng giờ gấp rút chạy đua với thời gian để giành giật sự sống cho bệnh nhân, với Y Bác sĩ, có lẽ, Tết còn ở rất xa…
“Lâu lắm rồi, không có một giao thừa cùng gia đình”
Chuyện “mất” giao thừa, “mất” Tết không còn xa lạ với các bác sĩ khoa Cấp cứu – Bệnh viện Đại học Y Hà Nội. Bác sĩ Hoàng Bùi Hải – Phó Trưởng khoa Khám Cấp cứu tâm sự: “Khác với ngày thường, những ca cấp cứu ngày Tết thường nghiêm trọng đòi hỏi bác sĩ phải tập trung hơn. Thông thường đều là những ca nặng do rượu bia, tai nạn…ranh giới sự sống cái chết rất mong manh. Sau ca cấp cứu căng thẳng, ngẩng mặt lên cũng đã qua thời khắc giao thừa. Tuy nhiên buồn hơn cả là ca cấp cứu không thành công. Tết không còn trọn vẹn khi năm mới bắt đầu bằng sự ra đi của một người…”.
Chia sẻ với bác sĩ Bùi Hải, Bác sĩ Ngô Đức Hùng, Khoa Cấp cứu A9 Bệnh viện Bạch Mai nhớ lại cái Tết đầu tiên tại Bệnh viện khi vừa tốt nghiệp nội trú đi làm. Hôm đó đúng lúc giao thừa thì có một cô bé bị biến chứng não không thể cứu chữa. Mẹ cô bé khóc hết nước mắt. Đêm ấy, bác sĩ Hùng cùng các đồng nghiệp đã góp chút tiền cho gia đình mang bệnh nhân về lo hậu sự cho người đã khuất, điều duy nhất họ có thể làm cho cô bé. Giờ đây, những việc như vậy đã quá quen đối với những bác sĩ cấp cứu, nên không còn nhớ nổi nữa… Bác sĩ Hùng nghẹn ngào.
Xem thêm: Từ nỗi sợ bác sĩ đến hành trình mơ ước trở thành nhân lực ngành Y
Ngày Tết tại bệnh viện
Ngày Tết là thời điểm vất vả nhất của Y Bác sĩ
Thời khắc nhà nhà sum họp cũng là lúc vất vả, khẩn trương nhất của nhân viên ngành y. “Cuộc chiến với tử thần” ngày Tết tăng đột biến, ngoài số bệnh nhân lưu lại khoa là những bệnh nhân rất nặng từ các tỉnh chuyển đến, các bệnh nhân khi đã chuyển lên tuyến trên cho dù khả năng tiếp nhận của bệnh viện trung ương là không còn nữa từ mấy ngày trước đó.
Tại bệnh viện Đại học Y Hà Nội, ngày thường khoa cấp cứu tiếp nhận 40 bệnh nhân, con số này gấp đôi trong những ngày Tết. Tại Bệnh viện Bạch Mai con số người bệnh còn “khủng hơn”. Mỗi ngày khoa tiếp đón khoảng 100 lượt bệnh nhân nhưng ngày Tết, trung bình mỗi ngày số lượng bệnh nhân từ 120 đến 140 lượt, có khi lên đến 150 lượt bệnh nhân.
Tương tự tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương, nếu con số sản phụ vào sinh ngày thường khoảng 100 sản phụ thì vào ngày Tết, con số này lên đến 150 – 200. Nhiều ca nặng tiếp nhận các ca nặng từ tuyến dưới chuyển lên. Kéo theo đó số trẻ được chuyển vào Trung tâm Chăm sóc – Điều trị sơ sinh cũng tăng cao.
Bác sĩ Linh – Người đã có 18 năm công tác tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương chia sẻ: “Tình trạng này Tết nào cũng thế nên anh em đã có kinh nghiệm ứng phó. Chúng tôi đã phải quán triệt tư tưởng cho tất cả nhân viên không được có tinh thần rã đám, không có tinh thần nghỉ Tết mà phải làm việc ở mức cao hơn. Nếu trong tư tưởng nghĩ Tết là nghỉ ngơi mà đột nhiên có ca cấp cứu thì có thể dẫn đến chậm xử lý, rất nguy hiểm”.
Ngày Tết tại Bệnh viện rất đặc biệt
Ngày Tết tại Bệnh viện cũng rất đặc biệt
Dù thiệt thòi khi không được đón giao thừa cùng gia đình nhưng cảm giác đón Tết tại Bệnh viện cũng rất thiêng liêng. Bác sĩ Hoàng Bùi Hải chia sẻ: Từ trước Tết một số nhân viên lớn tuổi trong khoa “đã xem” bác sĩ nào hợp tuổi để trực 30 Tết để còn “xông đất”, mong cho năm mới “ít” bệnh nhân nặng hơn. Ca trực đêm giao thừa, mọi người như gần gũi hơn thường lệ, không khí ấm áp như một gia đình”.
Sau giao thừa là lúc lãnh đạo khoa cùng tua trực mời các gia đình bệnh nhân còn lưu lại bệnh viện vào phòng hành chính để động viên chúc Tết. Trong khoảnh khắc ngắn ngủi ấy, các y bác sĩ mới tạm quên đi công việc để nói cười và hát cùng đồng nghiệp, cùng bệnh nhân. Thay vì mừng tuổi người nhà thì đi chúc sức khỏe và mừng tuổi bệnh nhân của mình. Năm nào cũng vậy, mong muốn lớn nhất là năm tới bác sĩ “nhàn” hơn, ít bệnh nhân hơn, nhưng chưa năm nào như ý muốn.
Bác sĩ Linh – Bệnh viện Phụ sản trung ương đã 3 năm liên tiếp được chọn trực ngày 30 Tết. Dù không được quây quần cùng gia đình bên mâm cơm chiều cuối năm cũng thấy tiếc nuối, nhưng nghề của mình là như thế. Gia đình cũng hết sức tạo điều kiện để mình yên tâm cho công việc”, bác sĩ Linh vui vẻ tâm sự.
Nguồn: Caodangyduoc.com.vn