Câu nói “Nhất Y, nhì Dược” liệu có còn đúng trong thời điểm hiện nay? Với nền kinh tế thị trường phát triển như hiện nay, nhiều ngành nghề có mức lương “khủng” thì câu nói “Nhất Y, nhì Dược” liệu có còn đúng? Một cô gái ngành Y thông minh sẽ chọn gia đình hay sự nghiệp? Mất 3 năm học ngành Y nhưng mất cả đời học chữ ...
Trang chủ > Hỏi Đáp Giáo Dục > Tin Tức Y Tế & Giáo Dục > Câu nói “Nhất Y, nhì Dược” liệu có còn đúng trong thời điểm hiện nay?

Câu nói “Nhất Y, nhì Dược” liệu có còn đúng trong thời điểm hiện nay?

Đánh giá: 1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (4 đánh giá, trung bình: 3,50 trong tổng số 5)
Loading...

Với nền kinh tế thị trường phát triển như hiện nay, nhiều ngành nghề có mức lương “khủng” thì câu nói “Nhất Y, nhì Dược” liệu có còn đúng?

Nhất Y, nhì Dược liệu có còn đúng trong thời điểm hiện nay?

Nhất Y, nhì Dược liệu có còn đúng trong thời điểm hiện nay?

Quan niệm: Cứ trường Top sẽ kiếm được nhiều tiền

Quan niệm xưa luôn cho rằng, cứ học Trường top ra trường là sẽ kiếm được việc làm lương cao. Chính vì thế, các phụ huynh luôn tạo sức ép cho con cái rằng “con phải thi vào trường TOP”. Họ cảm thấy tự hào và hãnh diện khi con cái mình học trường TOP, cảm thấy xấu hổ khi con mình học trường thuộc dạng làng nhàng.

Vậy thế nào thì được coi là trường TOP? Thế nào là trường làng nhàng? Với thời buổi kinh tế thị trường hiện nay, người kiếm được nhiều tiền, ắt được coi là người giỏi. Trường nào, ngành nghề nào tạo điều kiện thuận lợi cho sinh viên sau khi ra trường, kiếm được nhiều tiền, ắt trường đó sẽ nổi tiếng, sẽ được xếp hạng cao.

Ngoại thương là trường thuộc khối ngành kinh tế, và với thời buổi kinh tế thị trường hiện tại, sinh viên ngành kinh tế ra trường sẽ dễ xin việc hơn, có thu nhập tốt. Đấy cũng là lí do vì sao bạn sinh viên T.D.T lại tuyên bố như vậy.

Thu nhập của sinh viên trường Y Dược như thế nào?

Khoảng 20 năm trở về trước, mọi người luôn quan niệm rằng “Nhất Y, nhì Dược”. Vậy tại sao lúc đó mọi người có thể khẳng định được như vậy? Đó là bởi vì công việc chăm sóc sức khỏe của con người là công việc hết sức quan trọng, đòi hỏi phải có kỹ năng chuyên môn cao và chỉ có những người có bộ óc “siêu việt” mới có thể thi vào các trường Y, Dược được. Chính vì thế mà câu “Nhất Y nhì Dược” muốn ám chỉ điều đó. Tuy nhiên cho đến thời điểm hiện nay thì câu nói đó có còn giá trị nữa hay không?

Theo thống kê tin tức Y tế giáo dục cập nhật đươc từ tỉnh Dak lak về số lượng bác Y bác sĩ bỏ việc trong bệnh viện cho biết, toàn tỉnh có 48 bác sĩ bỏ việc trong năm 2017. Trong đó, chỉ riêng Bệnh viện Đa khoa tỉnh Dak Lak có đến 12 bác sĩ bỏ việc. Những người bỏ việc là bác sĩ chuyên khoa, chuyên khoa I, thạc sĩ, có kinh nghiệm và trình độ chuyên môn tương đối vững vàng. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng bỏ việc trên đó chính là do nguồn thu nhập, bở mức lương của Bác sĩ quá thấp không thể đảm bảo cho cuộc sống.

Trong một cuộc khảo sát ngẫu nhiên của báo Vietnamnet về mức lương của các y, bác sĩ trong bệnh viện Xanh Pôn (Hà Nội) và cho thấy, Trong số 57 người được hỏi thì mức lương dao động từ 1,3 đến 2 triệu đồng/tháng.

Thậm chí có người chỉ đạt mức lương 1,2 triệu đồng/tháng. Số người có mức lương trên 3 triệu đồng chỉ đếm được trên đầu ngón tay. Mức lương cao nhất là gần 3,9 triệu đồng/tháng. Đây là mức đã bao gồm cả phụ cấp chức vụ. Người đạt được mức lương này là một cán bộ sinh năm 1958, đạt bậc lương 4,7

Trong số 58 Điều dưỡng viên, bác sỹ được khảo sát của bệnh viện Bạch Mai (dựa theo danh sách đóng BHXH từ số 55 đến 112), chỉ có duy nhất một người làm quản lý đạt mức lương 5,2 triệu đồng/tháng (mức này đã gồm phụ cấp chức vụ vụ bác sỹ này sinh năm 1949). Còn lại, đại đa số cũng đều trong tình trạng lương thấp, từ 1,1 -3,4 triệu đồng/tháng.

Nhiều Dược sĩ có mức lương thấp không đủ để trang trải cuộc sống

Nhiều Dược sĩ có mức lương thấp không đủ để trang trải cuộc sống

Dược sĩ lương cũng không khá hơn là mấy

Lương của các Dược sĩ cũng không khá khẩm hơn các y sĩ, bác sĩ là mấy, thậm chí còn thấp hơn. Do vậy nhiều người còn bỏ nghề để đi tìm một công việc khác để có thể trang trải cho cuộc sống của họ. Điều này gây nên tình trạng số lượng Dược sĩ quá thấp không đủ để đáp ứng nhu cầu của người dân. Theo thống kê, hiện nay số lượng Dược sĩ mới chỉ đạt 1,5 dược sĩ/10.000 dân. Trong số đó 52% Dược sĩ tập trung tại hai thành phố lớn là TPHCM và Hà Nội. Kết quả thống kê tại 245 bệnh viện đa khoa, chuyên khoa tỉnh của Cục khám chữa bệnh, với gần 52.000 giường bệnh chỉ có gần 470 dược sĩ.

Điều này cho thấy chỉ 0,009 dược sĩ/giường bệnh, trong khi tỷ lệ theo quy định là 1/15. Tại nhiều địa phương, thiếu Dược sĩ  Cao đẳng, đại học vẫn chưa có chế độ đãi ngộ hợp lý để thu hút. Đó là chưa kể, các tỉnh vẫn chưa có chính sách đào tạo dược sĩ.

Lý do thiếu Dược sĩ đại học được nêu là do lương thấp, công việc lại nhiều và nặng. Vì vậy, ngành y tế chỉ biết bồi dưỡng và nâng cao kiến thức, kinh nghiệm các cán bộ sẵn có trong bệnh viện. Hơn nữa, luật Công chức viên chức quy định các bệnh viện công và y tế công của thành phố, kể cả khối quản lý dược của nhà nước, muốn tuyển dược sĩ đại học vào làm việc, yêu cầu phải có hộ khẩu thành phố!

Như vậy, phải chăng, lời tuyên bố, “nhất Y, nhì Dược” đang trở nên lỗi thời? Và những trường thuộc khối ngành kinh tế như Ngoại Thương đang đứng đầu bảng?

Nguồn: Cao đẳng Y Dược

Có thể bạn quan tâm

Thuốc Bambuterol và toàn bộ thông tin về thuốc

Bambuterol có công dụng làm giảm các triệu chứng như ho, cảm thấy khó thở và thở khò khè ở những người bị bệnh hen suyễn.

Chat với chúng tôi