Nhói lòng số phận người hành nghề Y luôn sống trong sợ hãi Chẳng công việc nào vinh quang và cao quý như nghề Y nhưng nghịch cảnh cũng chẳng nghề nào nhiều áp lực và nhiều nỗi sợ hãi bủa vây lấy đội ngũ Y Bác sĩ như nghề Y. Nghề Y và khát vọng cống hiến cả đời để chữa bệnh cứu người Chàng trai học ...
Trang chủ > Hỏi Đáp Giáo Dục > Tin Tức Y Tế & Giáo Dục > Nhói lòng số phận người hành nghề Y luôn sống trong sợ hãi

Nhói lòng số phận người hành nghề Y luôn sống trong sợ hãi

Đánh giá: 1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (2 đánh giá, trung bình: 5,00 trong tổng số 5)
Loading...

Chẳng công việc nào vinh quang và cao quý như nghề Y nhưng nghịch cảnh cũng chẳng nghề nào nhiều áp lực và nhiều nỗi sợ hãi bủa vây lấy đội ngũ Y Bác sĩ như nghề Y.

Nghề Y với nhiều nỗi sợ hãi

Nghề Y với nhiều nỗi sợ hãi

Sợ đánh giá về năng lực chuyên môn

Về mặt chuyên môn thì người thầy thuốc sợ bị cấp trên đánh giá năng lực chuyên môn Y khoa yếu kém, không được giao bệnh nhân cho điều trị, không được cho đi học để nâng cao trình độ chuyên môn. Đặc thù  nghề Y là phải học suốt đời, phải luôn học tập từ những tiến bộ của Y khoa thế giới để áp dụng trong công tác điều trị chẩn đoán bệnh. Người làm Nghề Y không có học hàm học vị cao cũng khó ‘hành nghê’ để mưu sinh ngoài thời gian công tác ở Bệnh viện.

Nỗi sợ nghề Y mỗi khi nhắc đến “đường dây nóng”?

 Người thầy thuốc cảm thấy mệt mỏi nhất mỗi khi bị bệnh nhân phản ánh lên đường dây nóng của cơ quan Y tế. Mỗi khi người thầy thuốc bị bệnh nhân phản ánh về thái độ phục vụ, về kỹ năng chuyên môn y khoa thì chưa biết đúng sai, gần như mặc nhiên dư luận coi là  người hành nghề Y. Mà đã sai thì phải “tạm dừng” công việc thường nhật để phục vụ điều tra làm rõ phản ánh của Nhân dân. Mỗi lần có tin bị bệnh nhân “Tố”, Bác sĩ chìm trong sự cô độc còn bệnh nhân khi nghe nói bác sĩ này bị kiện, bị kỷ luật thì xa lánh dù chưa biết thực hư thế nào. Nếu phản ánh có “tiêu cực đúng” thì đã đành nhưng nếu đó là tin thất thiệt thì bao nhiêu thiệt hại về vật chất, tinh tình người Thầy thuốc cũng phải tự chịu. Chưa kể nghề Y là nghề cũng có tính rất cạnh tranh từ những bác sĩ có nhiều “đối thủ” cạnh tranh.

Nỗi sợ nghề Y là “đền mạng”, “trả tiền”

Những người làm nghề Y không thể tránh khỏi những ca cấp cứu “hỏng”. Và kết cục là dẫn đến những cái chết xấu số. Nào thì cái chết khi cấp cứu, chết vì tai nạn nghề nghiệp…chết vì sự cố khi cấp cứu là cái chết đáng sợ nhất. Đó là khi bệnh nhân “tử nạn” dưới tay bác sĩ. Những lúc này người nhà bệnh nhân mất bình tĩnh có thể “lấy mạng” bác sĩ bất cứ lúc nào.

Nhưng nỗi sợ lớn nhất của người làm nghề y là: Sự cố Y khoa. Ngày nay chuyện Bác sĩ hay bệnh viện phải bồi thường cho người bệnh không còn là hiếm nhưng nếu đúng là những sai sót đó do chuyên môn tay nghề thì đã đành chấp nhận nhưng ở Việt Nam còn có một loại “đền tiền đặt biệt” là cứ mỗi khi bệnh nhân có vẻ chuẩn bị khiếu kiện: Đền luôn cho khỏi “lằng nhằng” chưa cần biết ai đúng ai sai vì họ sợ thành “người nổi tiếng” bất đắc dĩ trên mặt truyền thông.

Vấn nạn bạo hành Bác sĩ đang là tâm điểm được nhiều người nhắc đến

Vấn nạn bạo hành Bác sĩ đang là tâm điểm được nhiều người nhắc đến

Nghề Y sợ bạo hành mà không chống cự lại được

Bạn có biết rằng những người làm ngành Y Dược không chỉ phải đối mặt với vô số hiểm nguy từ các mầm bệnh truyền nhiễm, họ thường xuyên nếm những “quả đấm” ngay tại bệnh viện. Gần đây nhất là nạn bạo hành của người nhà bệnh nhân diễn ra như cơm bữa. Nhớ như, tháng 6/2015, ê kíp mổ đẻ tại một bệnh viện lớn làm chết sản phụ. Ngay lập tức cả đội ngũ bác sĩ phải rời khỏi bệnh viện. Chỉ cần chậm trễ chút nữa, người nhà sản phụ xấu số này sẽ “giết chết” bác sĩ ngay lập tức.

Trên báo chí những năm gần đây đã đăng tải rất nhiều trường hợp người nhà bệnh nhân xông cả vào bệnh viện hành hung nhân viên Y tế. Chứng kiến những hành động đó, xã hội dường như quay lưng toàn bộ với những người làm Y. Trong những cuộc phỏng vấn bên lề, có một vị bác sĩ đã từng chia sẻ rằng: học nghề y có khi phải kèm theo học võ thuật. Loại võ này không cần dùng để hành hung mà chỉ để “né” là đủ rồi.

Làm sao bảo vệ bản thân khi trong nghề Y

Theo tin tức Y tế giáo dục, Người làm nghề Y không chỉ phải đối mặt với vô số hiểm nguy từ các mầm bệnh truyền nhiễm mà còn phải đối mặt với nạn bạo hành của thân nhân người bệnh. Trên báo chí đã đăng tải có những trường hợp người nhà bệnh nhân xông cả vào bệnh viện chửi bới, hành hung nhân viên Y tế. Khi ai đó đánh chửi, nhân viên Y tế thì xã hội cho rằng đấy là do họ bị bức xúc hoặc do tình trạng bệnh lý kiến họ bột phát nên thông cảm. Còn nếu Y Bác sĩ khi bị đánh mà tự vệ lại thì xã hội quy kết là vi phạm nghiêm trọng y đức người thầy thuốc. Nên có người nói đùa rằng, học nghề y phải học kèm võ thuật. Loại võ không dùng để dánh mà dùng để “Né”.

Nghề Y là nghề cao quý chữa bệnh cứu người mà thầy thuốc phải chịu đựng, chìm ngập trong sợ hãi. Chính vì vậy, có một thực tế là nhiều bác sĩ khuyên con cái mình thôi đừng học y khoa, đừng làm bác sĩ

Đằng sau nghề cao quý ấy những người thầy thuốc phải chịu đựng, chìm ngập trong sợ hãi. Chính vì vậy, để giữ cho mình trong sạch nhiều y bác sĩ chỉ biết động viên mình bằng cách chôn chặt trong tim 12 lời thề Hippocrates bất hủ.

Nguồn: Cao đẳng Y Dược sưu tầm

Có thể bạn quan tâm

Thuốc Bambuterol và toàn bộ thông tin về thuốc

Bambuterol có công dụng làm giảm các triệu chứng như ho, cảm thấy khó thở và thở khò khè ở những người bị bệnh hen suyễn.

Chat với chúng tôi