Trải lòng giấc ngủ bác sĩ: Thức đêm mới biết đêm dài… Trực đêm mới biết đêm dài, chỉ khi hoàn thành công việc, bàn giao ca khi trời sáng, bác sĩ, điều dưỡng mới có thể thở phào mà bắt đầu một giấc ngủ vội vàng.
Trang chủ > Hỏi Đáp Giáo Dục > Tin Tức Y Tế & Giáo Dục > Trải lòng giấc ngủ bác sĩ: Thức đêm mới biết đêm dài…

Trải lòng giấc ngủ bác sĩ: Thức đêm mới biết đêm dài…

Đánh giá: 1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (2 đánh giá, trung bình: 5,00 trong tổng số 5)
Loading...

Trực đêm mới biết đêm dài, chỉ khi hoàn thành công việc, bàn giao ca khi trời sáng, bác sĩ, điều dưỡng mới có thể thở phào mà bắt đầu một giấc ngủ vội vàng.

 Trải lòng giấc ngủ bác sĩ: Thức đêm mới biết đêm dài...

Trải lòng giấc ngủ bác sĩ: Thức đêm mới biết đêm dài…

Trải lòng giấc ngủ bác sĩ: Thức đêm mới biết đêm dài…

Khi người người chuẩn bị rời cơ quan về với gia đình là thời điểm các bác sĩ, y tá chuẩn bị cho ca trực thâu đêm. Chị Minh Hằng chia sẻ, sau khi tốt nghiệp Cao đẳng Điều dưỡng, chị xin làm điều dưỡng viên tại Bệnh viện Bưu điện Hà Nội, ca trực đêm của điều dưỡng tại đây bắt đầu từ 16h30 ngày hôm trước đến 7h30 ngày hôm sau. Với những người mới vào nghề thì đây là một thử thách lớn bởi không phải ai cũng đủ sức khỏe để làm việc căng thẳng suốt và thức trắng một đêm dài.

Với bác sĩ trực đêm, bữa cơm tối cũng chỉ vội vàng bằng suất cơm hộp hay đồ ăn nhanh. Việc “ăn cơm bụi ngủ sàn nhà” dường như đã trở nên quen thuộc. Những giấc ngủ vội vàng có lúc bị đánh thức bởi tiếng còi xe cấp cứu, tiếng kêu la của người bệnh. Cũng có lúc bữa ăn dở dang vì phải chạy đi kiểm tra bệnh nhân, khi quay lại đã nguội ngắt.

Bác sĩ Khoa, Bệnh viện Y học cổ truyền Trường Giang tâm sự. Chỗ ngủ tạm cho bác sĩ đêm trực chỉ là những cái giường xếp tạm, chiếc bạn hoặc thậm chí là trải chăn nằm luôn sàn nhà đều là những hình ảnh thường thấy.

Trực đêm không chỉ hao tổn sức khỏe mà bác sĩ còn phải đối mặt với áp lực công việc nặng nề. Tốt nghiệp Cao đẳng Y Dược Hà Nội và làm ở Khoa cấp cứu Bệnh viện đã 5 năm nay, y sĩ Phạm Trường Giang chia sẻ: “Hàng trăm người vào đây là hàng trăm căn bệnh, hàng trăm tính cách khác nhau. Người hiểu thì họ thông cảm, tôn trọng. Người không hiểu thì họ chửi bới, dọa dẫm thậm chí là hành hung cả bác sĩ.”

“Chỉ cần bệnh nhân và người nhà hiểu cho bác sĩ, nhân viên bệnh viện là có thể bớt đi một áp lực tâm lý để tập trung cứu chữa cho người bệnh’- Bác sĩ Giang trải lòng.

Xót xa giấc ngủ vội vàng của bác sĩ, điều dưỡng

Thức đêm mới biết đêm dài, chỉ khi nhìn vào những hình ảnh giấc ngủ vội vàng của bác sĩ, điều dưỡng chúng ta mới biết được nỗi vất vả, áp lực của công việc này.

Dưới đây là hình ảnh được ghi vội sau những đêm trực của bác sĩ, điều dưỡng được tin tức y tế giáo dục tổng hợp:

Những giấc ngủ vội vàng của bác sĩ, điều dưỡng

Có thể bạn quan tâm

Thuốc Bambuterol và toàn bộ thông tin về thuốc

Bambuterol có công dụng làm giảm các triệu chứng như ho, cảm thấy khó thở và thở khò khè ở những người bị bệnh hen suyễn.

Chat với chúng tôi