Những điều chưa biết về “bà tiên thuốc” sáng lập ngành Điều dưỡng Nhận thấy sứ mệnh của mình là chăm sóc người khác bằng một nội tâm huyền bí, Florence Nightingale đã trở thành “bà tiên thuốc” và là người người đầu tiên sáng lập ngành Điều dưỡng.
Trang chủ > Hỏi Đáp Giáo Dục > Tin Tức Y Tế & Giáo Dục > Những điều chưa biết về “bà tiên thuốc” sáng lập ngành Điều dưỡng

Những điều chưa biết về “bà tiên thuốc” sáng lập ngành Điều dưỡng

Đánh giá: 1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (2 đánh giá, trung bình: 5,00 trong tổng số 5)
Loading...

Cảm thấy sứ mệnh của mình là chăm sóc người khác bằng một nội tâm huyền bí, Florence Nightingale đã trở thành “bà tiên thuốc” và là người người đầu tiên sáng lập ngành Điều dưỡng.

Những điều chưa biết về “bà tiên thuốc” sáng lập ngành Điều dưỡng

Những điều chưa biết về “bà tiên thuốc” sáng lập ngành Điều dưỡng

Tiểu sử của “Bà tiên thuốc” Florence Nightingale

Florence Nightingale (1820-1910) là con gái sinh ra trong một gia đình quyền quý tại Anh. Ngay từ nhỏ, bà đã thể hiện là người có tư chất thông minh, thích đọc sách về triết học, tôn giáo, chính trị và cảm thấy rất thú vị khi chăm sóc cho những nông dân bị đau ốm và cả súc vật nuôi trong gia đình. Từ sở thích của của riêng mình, nàng đã bí mật tìm đọc những cuốn sách dạy về cách chắm sóc người bệnh, rồi đi thăm các bệnh viện tại London và những vùng lân cận.

Thay vì trở thành người có địa vị trong xã hội như mong muốn của gia đình, Florence lại lựa chọn con đường chông gai hơn là khát khao được vào làm việc ở các dưỡng đường như các bà phước bên Thiên chúa giáo để chăm sóc cho người nghèo. Tuy nhiên gia đình của Florence cho rằng đây là công việc “dơ bẩn” nên đã tìm đủ cách để ngăn cản, thậm chí chị nàng thì giả vờ ngất, mẹ nàng mắng con là làm điều trái luân lý…

Nguồn Tin tức Y tế giáo dục cập nhật vào đầu thế kỷ 19, việc phụ nữ theo học ngành Y hay chăm sóc người bệnh là điều sỉ nhục đối với những cô gái. Do đó không trường y nào chịu nhận phái nữ vì cho rằng họ không thể học được và không thể thích nghi với những cách làm việc trong môi trường máu me.

Để có thể theo đuổi được niềm đam mê của mình, Nightingale không ngừng đấu tranh với gia đình. Nhận thấy quyết tâm của con gái, cuối cùng cha nàng cũng thỏa hiệp: nếu được học tập tại bệnh viện Kaiserwerth ở Đức, nàng sẽ tuyệt đối không tiết lộ cho ai biết về kế hoạch của mình. Từ đây, Florence đã trở thành một sinh viên xuất sắc và khi tốt nghiệp, nàng học thêm ở Paris (Pháp) vào năm 1853 rồi trở lại London và điều hành một bệnh viện.

“Bà tiên thuốc” chăm sóc những bệnh nhân

“Bà tiên thuốc” chăm sóc những bệnh nhân

Quá trình trở thành người sáng lập ngành Điều dưỡng trên thế giới

Để có thể toàn tâm toàn ý theo đuổi đam mê của mình, Florence quyết tâm không lập gia đình. Một trong những thành tựu quan trọng đánh dấu bước thành công của bà không chỉ khiến những nữ sinh Cao đẳng Điều dưỡng Đồng Nai mà toàn bộ những ai mang thân phận kiếp nữ nhi đều cảm thấy tự hào và ngưỡng mộ khi bà trở thành người điều hành và tổ chức chăm sóc sức khỏe cho những người nghèo khổ tại thủ đô nước Anh, sắp xếp hợp lý và đưa ra các tiêu chuẩn cho công tác điều dưỡng. Chỉ trong 2 năm, bà đã trở thành một trong những nhà lãnh đạo đầy quyền uy tại các bệnh viện ở xứ sở sương mù.

Theo yêu cầu của chính phủ Anh, Florence đồng ý đến Thổ Nhĩ Kỳ trong cuộc chiến Crimée (1854-1856) với chức danh chỉ huy đội điều dưỡng và tổ chức chăm sóc thương bệnh binh tại mặt trận. Trong suốt cuộc chiến Crimée, bà đảm nhiệm công tác điều dưỡng, săn sóc cho các thương bệnh binh và chỉ huy 38 nữ điều dưỡng lên đường ra mặt trận. Trong bối cảnh bệnh viện tiền phương được đặt trong một doanh trại khổng lồ và bẩn thỉu, Florencen đã yêu cầu dọn dẹp sách sẽ, góp phần giảm tỷ lệ tử vong do nhiễm khuẩn từ 42% xuống còn 2%.

Trong suốt 34 năm làm việc không mệt mỏi, bà đã tổ chức lại hệ thống điều dưỡng một cách hiện đại. Một trong điểm ấn tượng gây xúc động cho không ít sinh viên Liên thông Cao đẳng Điều dưỡng tại Đồng Nai trong buổi học lịch sử về ngành Điều dưỡng chính là Forence thường cầm đèn đi chăm sóc cho từng thương bệnh binh từ mặt trận chuyển về trong những đêm tối nên các thương binh đã âu yếm đặt cho bà danh hiệu “Nữ công tước với cây đèn”. Ngoài ra, bà còn được gắn với cái tên “Thiên thần trong bệnh viện” khi đã cứu được hàng nghìn mạng sống của thương bệnh binh.

Chân dung “Bà tiên thuốc” Florence Nightingale

Chân dung “Bà tiên thuốc” Florence Nightingale

Thương binh đã âu yếm đặt cho Florence Nightingale danh hiệu “Nữ công tước với cây đèn”. Tuy nhiên cũng chính tại cuộc chiến này mà Florence Nightingale đã mắc căn bệnh có tên là sốt Crimée (chính là bệnh brucellosis truyền từ gia súc). Sức khỏe của bà ngày càng suy yếu nhưng Florence Nightingale không hề cô đơn khi có hàng triệu người trên thế giới vẫn luôn nhớ đến bà.

Khi không còn khả năng làm việc, Florence được nhân dân và các chiến sĩ Anh tặng món quà 50.000 bảng Anh để chăm sóc sức khỏe. Nhưng thay vì dùng cho riêng mình, bà đã dùng tất cả số tiền này thành lập trường điều dưỡng Nightingale với chương trình đào tạo một năm. Từ đây, Florence được coi là người sáng lập ra ngành điều dưỡng thế giới – chân dung người phụ nữ mà các thế hệ sinh viên Cao đẳng Điều dưỡng không thể không biết. Ngày truyền thống của ngành điều dưỡng cũng chính là ngày sinh của bà 12/5.

Florence Nightingale ra đi vào giấc ngủ trưa ngày 13/8/1910. Tuy nhiên sức ảnh hưởng và vai trò quan trọng của bà đối với công tác điều dưỡng vẫn có giá trị đến tận ngày nay khi trong dịch SARS năm 2003 tại Trung Quốc, các chương trình văn hóa nhằm ca tụng tinh thần hy sinh của đội ngũ y tế được đặt tên là “Chương trình Nightingale”.

Nguồn: Cao đẳng Y Dược Hà Nội tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thuốc Bambuterol và toàn bộ thông tin về thuốc

Bambuterol có công dụng làm giảm các triệu chứng như ho, cảm thấy khó thở và thở khò khè ở những người bị bệnh hen suyễn.

Chat với chúng tôi