Cảnh sát, công an còn bị tấn công, bác sĩ lấy gì bảo vệ? Ngay cả công an, cảnh sát là người thực thi pháp luật cũng bị đe dọa thì không đối tượng nào luôn được đảm bảo an toàn, nhân viên y tế cũng không ngoại lệ!
Trang chủ > Hỏi Đáp Giáo Dục > Tin Tức Y Tế & Giáo Dục > Cảnh sát, công an còn bị tấn công, bác sĩ lấy gì bảo vệ?

Cảnh sát, công an còn bị tấn công, bác sĩ lấy gì bảo vệ?

Đánh giá: 1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (2 đánh giá, trung bình: 5,00 trong tổng số 5)
Loading...

Ngay cả công an, cảnh sát là người thực thi pháp luật cũng bị đe dọa thì không đối tượng nào luôn được đảm bảo an toàn, nhân viên y tế cũng không ngoại lệ!

Cảnh sát, công an còn bị tấn công, bác sĩ lấy gì bảo vệ?

Cảnh sát, công an còn bị tấn công, bác sĩ lấy gì bảo vệ?

Những vụ tấn công, xúc phạm nhân viên Y tế liên tục xảy ra khiến dư luận bức xúc, người trong ngành hoang mang. Nhưng theo chia sẻ của người làm ngành Y, những thông tin đăng tải trên báo chí mọi người nghĩ là nhiều, thực chất vẫn còn rất ít so với thực tế.

Bác sĩ  bị đe dọa là “chuyện thường ngày ở huyện”

Thực tế những vụ việc bác sĩ bị hành hung, bạo hành mà truyền thông báo chí đưa tin chỉ là một phần của của tảng băng chìm. Thực tế có rất nhiều nhân viên y tế bị xúc phạm nhưng họ không lên tiếng, vì vậy mà các trường hợp ấy cứ thế trôi đi… Dược sĩ Dương Trường Giang ( Giảng viên Cao đẳng Y Dược Hà Nội) chia sẻ “Chẳng riêng gì ngành Y tế, ngay cả giáo dục, báo chí…ngành nào cũng thế thôi, luôn có những mảng chìm mà người ngoài không thể nhận thấy được. Nguyện vọng của nhân viên y tế là được sống, được làm việc trong một xã hội pháp quyền, thực hiện theo pháp luật. Bác sĩ, Dược sĩ bảo vệ sức khỏe cộng đồng mà bị hành hung ảnh hưởng tính mạng thì nguy hiểm quá!

Thực tế, không riêng gì ngành y, ngay cả cảnh sát giao thông cũng bị đâm xe vào người, giáo viên bị học sinh đánh, công an bị côn đồ bạo lực… hiện tượng hung hãn trong xã hội thực sự trở nên đáng báo động!

Bác sĩ bị đe dọa là “chuyện thường ngày ở huyện”

Bác sĩ  bị đe dọa là “chuyện thường ngày ở huyện”

Tính răn đe của pháp luật chưa nghiêm minh!

Là người trong nghề, bác sĩ Nguyễn Hữu Định (hiện đang giảng dạy Văn bằng 2 Cao đẳng Y Dược Hà Nội) cho biết, có rất nhiều vụ hành hung y tế nghiêm trọng như vụ bác sĩ bị đâm chết tại Thái Bình, vụ hành hung bác sĩ ở Bạch Mai…báo chí đã đưa tin rất nhiều nhưng xong rồi lại thôi. Vì thế tính răn đe của pháp luật chưa thể hiện rõ. Hoặc không làm quyết liệt bởi những lý do bạo hành bác sĩ như: “lúc đó gia đình tôi mất người thân, tôi bức xúc không kiềm chế được…”

Người Việt chúng ta vẫn có câu nghĩa tử là nghĩa tận, vô tình chính điều này đã khiến nhiều người nhân danh sự đau buồn, bức xúc để làm những điều mà pháp luật không cho phép trong bất cứ hoàn cảnh nào!

Làm thế nào để ngăn ngừa sự “hung hãn” của xã hội?

Trong mọi tình huống, bạo lực chắc chắn không phải sự giải quyết hợp lý. Gốc gác cơ bản là nhận thức của con người về cách ứng xử, giao tiếp trong cuộc sống. Trong sự phát triển nhanh chóng của xã hội, cội nguồn “Tiên học lễ, hậu học văn” dường như đang bị xói mòn, cần sự thay đổi. Nhưng để thay đổi không chỉ đòi hỏi sự cố gắng của riêng ngành Y mà cần toàn xã hội nói chung nhằm nâng cao nhận thức cho người dân.

Em Nguyễn Tuấn Minh (sinh viên năm cuối Cao đẳng Điều dưỡng Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur ) chia sẻ trong quá trình thực tập bệnh viện của mình : Tại bệnh viện, bệnh nhân thuộc vô vàn đối tượng khác nhau, người thân cũng vậy, nhiều khi chỉ vì một chút vội vã mà họ cho là bác sĩ “khinh” bệnh nhân, hạnh họe… mà không biết bác sĩ đang phải vội vàng để kịp cấp cứu những ca bệnh khác. Những từ như “khinh người”, “nhìn đểu”, “ hạnh họe” đó không được định nghĩa trong từ điển, nhưng không hiểu tại sao có thể là mối nguy hiểm cho cả một mạng người?

Trong một xã hội văn minh, những vụ hành hung như thế là điều không được xảy ra! Có lẽ đây là lúc nhân viên Y tế đang cần được bảo vệ nhất để có thể tập trung cho công việc, yên tâm trong sự nghiệp của mình.

Có thể bạn quan tâm

Thuốc Bambuterol và toàn bộ thông tin về thuốc

Bambuterol có công dụng làm giảm các triệu chứng như ho, cảm thấy khó thở và thở khò khè ở những người bị bệnh hen suyễn.

Chat với chúng tôi