Sau một thời gian dài chiến đấu với bệnh tật, rạng sáng ngày 9/10 Thầy Văn Như Cương đã ra đi mãi mãi, để lại bao niềm tiếc thương cho mọi người
- 6 ngôi trường THPT “đẹp như mơ” tại Việt Nam
- 15 mẹo đơn giản nhưng cực kỳ hiệu quả dành cho sinh viên ôn thi cuối kỳ
- Mem 2k “đứng hình” với công bố mới nhất áp dụng cho kỳ thi THPT năm 2018
Thầy Văn Như Cương qua đời ở tuổi 80
Theo thông tin từ tin tức Y tế Giáo dục cho biết: Vào khoảng 1h sáng ngày 9/10 thầy Văn Như Cương đã trút hơi thở cuối cùng của mình sau một khoảng thời gian dài chiến đấu với căn bệnh ung thư gan hiểm ác. Sau khi biết tin, rất nhiều người đã bày tỏ sự tiếc nuối. Trên mạng xã hội facebook, đồng loạt tài khoản của người thân, học sinh các thế hệ trường Lương Thế Vinh đều chuyển sang màu đen như một cách thể hiện niềm tiếc thương dành cho người thầy đáng kính.
Được biết, PGS Văn Như Cương mắc bệnh ung thư đã 3 năm nay. Hồi tháng 3/2017, thầy Cương nhập viện điều trị hơn 10 ngày. Thời gian đó, gia đình và người thân luôn bên cạnh, chăm sóc thầy chu đáo. Vì muốn thầy yên tâm dưỡng bệnh, các bác sĩ phải hạn chế người vào thăm.
Từ trước tới nay, thầy Văn Như Cương luôn được nhắc tới là một nhà giáo có tâm với nghề được nhiều thế hệ học trò yêu mến và cảm phục. Thầy đã có nhiều bài giảng, triết lý sâu sắc khiến học trò luôn ghi nhớ. Vì thế, sự ra đi của thầy đã để lại niềm thương tiếc, xót xa tỏng lòng nhiều người.
Thầy Văn Như Cương – một nhà giáo mẫu mực, có nhiều đóng góp lớn cho sự nghiệp giáo dục Việt Nam, một trái tim nhân văn truyền cảm hứng đến biết bao thế hệ. Đối với gia đình, thầy là một người tình, người chồng thủy chung với câu chuyện tình yêu đã thành giai thoại. Suốt đời ông chỉ yêu một người duy nhất, đó là vợ mình. Một người cha vừa nghiêm khắc, vừa yêu thương con hết mực.
Một người bệnh bản lĩnh đã chống chọi với bệnh ung thư gan quái ác cho tới những giây phút cuối cùng bằng tinh thần, nghị lực sống lạc quan, yêu đời.
Thầy được rất nhiều học sinh yêu mến và quý trọng
PGS Văn Như Cương, sinh 1937, tại làng Quỳnh Đôi, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An. Ông học chương trình nghiên cứu sinh ngành toán học tại Viện Toán học, Viện Hàn lâm Khoa học Liên Xô cũ và bảo vệ thành công luận án phó tiến sĩ vào năm 1971.
Sau khi về nước ông làm giảng viên, công tác tại bộ môn Hình học trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Đại học Sư phạm Vinh. Năm 1989, ông mở trường Lương Thế Vinh, trường phổ thông dân lập đầu tiên của Việt Nam từ khi đổi mới. Ông là thành viên Hội đồng giáo dục quốc gia Việt Nam. Ông được Chính phủ công nhận chức danh Phó giáo sư và có rất nhiều đóng góp cho sự nghiệp giáo dục nước nhà.
Nguồn: Văn bằng 2 Cao đẳng Y Dược