Gái ngành Y không mạnh mẽ thì yếu đuối cho ai xem? Chẳng có cô gái ngành Y nào mạnh mẽ cả, chỉ là họ đang cố gắng gồng mình lên để tỏ ra mạnh mẽ mà thôi. Yếu đuối, để cho ai xem?
Trang chủ > Hỏi Đáp Giáo Dục > Tin Tức Y Tế & Giáo Dục > Gái ngành Y không mạnh mẽ thì yếu đuối cho ai xem?

Gái ngành Y không mạnh mẽ thì yếu đuối cho ai xem?

Đánh giá: 1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (2 đánh giá, trung bình: 3,00 trong tổng số 5)
Loading...

Chẳng có cô gái ngành Y nào mạnh mẽ cả, chỉ là họ đang cố gắng gồng mình lên để tỏ ra mạnh mẽ mà thôi. Chứ yếu đuối để cho ai xem?

Gái ngành Y không mạnh mẽ thì yếu đuối để cho ai xem?

Gái ngành Y không mạnh mẽ thì yếu đuối để cho ai xem?

Là con gái ngành Y, bản thân công việc đã đòi hỏi sự mạnh mẽ khi đối mặt với ranh giới sự sống – cái chết và áp lực công việc nặng nề. Nhưng thực ra họ cũng là phụ nữ, cũng cần được yêu thương chăm sóc sau những giây phút hết lòng vì chăm sóc mọi người…

Là nghề Y, mạnh mẽ là điều bắt buộc

Người ta thường nói “Lương Y như từ mẫu”, nhưng người mẹ trong ngành Y phải là một người mẹ dũng cảm, quyết đoán, mạnh mẽ từng giây phút chứ không thể làm người nội trợ nhu mì yếu đuối thường gặp. Là con gái, chọn học ngành Y đã là một quyết định kiên cường. Cùng xem những gì cô ấy đã – đang hoặc sẽ trải qua để theo đuổi đam mê của mình nhé!

  • Đó là đánh đổi cả tuổi thanh xuân

6 năm học Đại học hoặc 03 năm học tại các trường Cao đẳng Y Dược chỉ là kiến thức nền móng để sinh viên Y khoa bước đầu vào nghề, sau khi tốt nghiệp họ còn phải học nâng cao chuyên môn, học chuyên khoa I, chuyên khoa II,… để có đủ trình độ tay nghề cứu chữa bệnh. Tổng thời gian học tập phải hơn 10 năm là ít. Với nam giới khi sự nghiệp được đặt lên hàng đầu thì quãng thời gian này có thể chấp nhận được. Nhưng với phái nữ tuổi trẻ chẳng đáng là bao, vậy mà xung quanh chỉ một việc: Học và học.  Lựa chọn ngành Y chính là hy sinh những nhu cầu cá nhân vì một tương lai được làm việc, phục vụ trong lĩnh vực cao quý ấy.

  • Áp lực từ mọi phía

Không chỉ công việc đòi hỏi sự nhanh nhạy, không được phép xảy ra một sai sót dù là nhỏ nhất, áp lực của bác sĩ còn đến từ chính bệnh nhân, người nhà và cả dư luận xã hội. Làm tốt cả đời không ai biết, chỉ một sai lầm cả thế giới hay – cái “bạc” của ngành Y ở điều đó! Ngoài ra ngành Y cũng là lĩnh vực có nguy cơ truyền nhiễm cao nhất khi thường xuyên tiếp xúc bệnh nhân. Trong khi đó mức trợ cấp chẳng đáng là bao…

Ngành Y luôn chịu áp lực từ mọi phía

Ngành Y luôn chịu áp lực từ mọi phía

  • Mức thu nhập bèo bọt

Chế độ đãi ngộ cho ngành y vẫn còn quá bèo bọt trong khi áp lực công việc lớn, Mặc dù cường độ, tính chất, thời gian làm việc lớn, môi trường độc hại, yêu cầu công việc cao hơn các ngành khác nhưng mức lương theo ngạch bậc của ngành Y vẫn giống như những ngành kinh tế khác.

Cụ thể bác sĩ học bậc Đại học 6 năm ra trường sẽ được hưởng mức lương chưa tới 3 triệu đồng/tháng. Tương tự, trình độ Cao đẳng Y có mức lương cơ bản chỉ 1 khoảng hơn 2 triệu/tháng . Phụ cấp độc hại chỉ ở mức 65.000 đồng/ tháng và nếu nghỉ ngày nào sẽ bị khấu trừ ngày đó dù nguy cơ mắc các bệnh truyền nhiễm cao. Việc thực hiện thủ thuật ở BV loại I cũng chỉ là 35.000 đồng/ca dù có trường hợp phức tạp phải kéo dài hàng tiếng đồng hồ. Hay phụ cấp trực đêm của bác sĩ ở BV thuộc Bộ Quốc Phòng chỉ ở mức 35.000 đồng/ca.

  • Không có thời gian dành cho bản thân

Ngay từ khi đi học, sinh viên Y đã nổi tiếng vất vả, ra trường, áp lực công việc càng nặng nề hơn. Ngay cả những ngày lễ tết là dịp gia đình sum vầy, nhưng Bác sĩ, Điều dưỡng vẫn phải đảm bảo ca trực để xử lý cấp cứu xảy ra. “Để đảm bảo cuộc sống, nhiều bác sĩ, điều dưỡng phải chấp nhận hi sinh thời gian của bản thân để làm thêm giờ. Nếu không làm thêm, mức lương của một bác sĩ 4-5 năm kinh nghiệm cũng không đủ để thuê nhà, mua tài liệu và trang trải cuộc sống gia đình” – đó là những chia sẻ của Bác sĩ Hoàng Thị Hậu – Giảng viên Văn bằng 2 Cao đẳng Y Dược Hà Nội về thực trạng đau lòng của phần đông nhân lực ngành Y.

Không phải con gái ngành Y ai cũng đều mạnh mẽ

Không phải con gái ngành Y ai cũng đều mạnh mẽ

Vậy nên gái ngành Y,  không mạnh mẽ thì yếu đuối cho ai xem?

Dù luôn tỏ ra kiên cường, mạnh mẽ, nhưng những cô gái ngành Y vẫn rất cần được nương nhờ lúc thở than.. Sau những giờ việc mệt mỏi, họ cũng muốn được có một bờ vai bên cạnh chăm sóc, chia sẻ, quen với việc nhắc nhở bệnh nhân uống thuốc, nhưng họ cũng muốn có người nhắc mình cẩn thận kẻo ốm. Đôi khi sự mạnh mẽ của gái ngành Y chỉ là vẻ gai góc bề ngoài.

Bạn Minh Anh (cựu sinh viên lớp Cao đẳng Điều dưỡng – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur chia sẻ những câu chuyện trong quá trình bước chân vào nghề của mình”

“Năm thứ 3 mình phải đi trực đêm, hôm ấy có một ca mổ quan trọng khi ca mổ vừa vừa bắt thì bác sĩ mổ chính nhận được tin mẹ mất. Cô rất bình tĩnh, tiếp tục cùng mọi người trong kíp mổ hoàn thành nhiệm vụ sau 3 giờ. Sau khi ca mổ kết thúc, mình tình cờ nghe tiếng cô khóc nấc nghẹn ở cầu thang.. Sau công việc gia đình, 2 hôm sau cô đã trở lại viện, niềm nở với mọi người và tiếp tục thực hiện những ca mổ khác còn đang chờ”.

“Năm thứ hai đi làm, mình chơi thân với một chị Điều dưỡng. Một hôm thấy mắt chị đứng ngoài cầu thang, mắt đỏ hoe. Nhưng lại đi rửa mặt, tiếp tục hoàn thành công việc, vẫn niềm nở, nhiệt tình hướng dẫn bệnh nhân. Hỏi thăm mới biết ông ngoại chị vừa mất, nhưng công việc còn nhiều, chị đặt vé máy bay rồi thu xếp xong hết công việc mới vội vã thay đồ để về”…

Ai chẳng muốn được đoàn tụ gia đình mỗi dịp lễ tết, muốn được bên cạnh chăm sóc người thân khi ốm đau, cũng có lúc chán nản, bất lực khi không hoàn thành công việc. Nghề nào cũng có sự vất vả, nhưng với ngành Y khi nắm trong tay sinh mạng con người, công việc càng trở nên ý nghĩa là áp lực gấp bội. Vậy nhưng xã hội vẫn đang dành nhiều cái nhìn ác ý vào ngành Y, quên đi khó khăn mà cả đội ngũ Y tế đang cố gắng vượt qua để hoàn thành tốt sứ mệnh của mình.

Với con gái ngành Y, sự đánh đổi dành cho nghề nghiệp gói trọn cả thanh xuân, thời gian, tâm huyết và cả tiền bạc. Suy cho cùng, chỉ có niềm đam mê thực sự mới có thể giúp con người đứng vững với nghề để đi trọn con đường mình đã chọn lựa – con đường mang tên “Nghề Y”.

Có thể bạn quan tâm

Thuốc Bambuterol và toàn bộ thông tin về thuốc

Bambuterol có công dụng làm giảm các triệu chứng như ho, cảm thấy khó thở và thở khò khè ở những người bị bệnh hen suyễn.

Chat với chúng tôi