Những hình ảnh xúc động của cô giáo vùng cao gồng mình cõng bàn ghế để các em được đi học Với địa hình hiểm trở khó đi, phải trèo đèo lội suối vậy mà các cô giáo vẫn không quản ngại khó khăn để có thể mang bàn ghế đến lớp học cho các em học sinh Xúc động với câu chuyện “Chàng trai 8 tuổi” cầu hôn cô điều dưỡng Bức thư cảm động ...
Trang chủ > Hỏi Đáp Giáo Dục > Tin Tức Y Tế & Giáo Dục > Những hình ảnh xúc động của cô giáo vùng cao gồng mình cõng bàn ghế để các em được đi học

Những hình ảnh xúc động của cô giáo vùng cao gồng mình cõng bàn ghế để các em được đi học

Đánh giá: 1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (2 đánh giá, trung bình: 5,00 trong tổng số 5)
Loading...

Với địa hình hiểm trở khó đi, phải trèo đèo lội suối vậy mà các cô giáo vẫn không quản ngại khó khăn để có thể mang bàn ghế đến lớp học cho các em học sinh

Những người "cõng chữ" và cõng cả bàn ghế lên non

Những người “cõng chữ” và cõng cả bàn ghế lên non

Những hình ảnh được một trong số các giáo viên của Trường Tiểu học xã Hồng Thu (huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu) chụp lại đã khiến những người xem thực sự cảm động và khâm phục. “Chân cứng đá mềm”, các thầy cô với lòng quyết tâm cao độ, với mục đích tạo điều kiện học tập cho học sinh đã không quản ngại băng rừng, vượt suốt với bàn ghế nặng cõng trên vai. Với quãng đường dài 15km dốc núi trơn trượt dài có thể khiến người khác từ bỏ nhưng nó không thể làm khó được các thầy cô

Theo tin tức Y tế giáo dục, Trường Tiểu học Hồng Thu có hơn 600 học sinh ở cả 5 khối từ lớp 1 – lớp 5, trải đều ở 30 lớp. Các em học sinh chủ yếu là con em đồng bào dân tộc H’Mông.

Nụ cười quên mệt mỏi nhọc nhằn của cô giáo trên con đường gian nan

Nụ cười quên mệt mỏi nhọc nhằn của cô giáo trên con đường gian nan

Với dáng người nhỏ bé, cô giáo Phạm Thị Lục – người đã có 14 năm gắn bó và công tác tại đây tâm sự: “Năm nay do số lượng học sinh trong điểm lẻ bản Pa Cha Ô có ít quá nên nhà trường quyết định dồn lớp ra điểm bản trung tâm. Sáng hôm qua (9/9), trường chúng tôi có huy động cả đoàn đến gần 40 giáo viên cùng nhau vận chuyển các bộ bàn ghế của học sinh từ điểm lẻ ra trung tâm xã”.

Theo nữ giáo viên, đây chỉ là một việc làm bình thường của những thầy cô giáo vùng cao mà thôi, không phải là việc gì quá to tát: “Ở đây vào mỗi đầu năm học, mùa mưa đường đi khó khăn trơn trượt, lại hẹp nên các thầy cô phải cõng bàn ghế trên lưng rồi chuyển ra ngoài đường to mới có ô tô đi được. Tuy có vất vả nhưng nghĩ tới cảnh các em học sinh có được những bộ bàn ghế lành lặn để học, trong lòng chúng tôi cũng thấy vui rồi”.

Cô Lục cũng cho hay, so với nhiều nơi khác thì điểm trường trung tâm của Trường ở đây có đầy đủ điều kiện hơn. Địa phương và nhà trường đã phối hợp xây dựng mô hình nuôi ăn bán trú cho học sinh, tập trung các em từ các điểm lẻ về trường trung tâm để có điều kiện dạy và học tốt hơn.

Các cô giáo phải mặc áo mưa và đi ủng để cõng bàn ghế đến điểm trường cho học sinh.

Các cô giáo phải mặc áo mưa và đi ủng để cõng bàn ghế đến điểm trường cho học sinh.

Cô giáo Tần Huy Giao đã giảng dạy ở ngôi trường này từ năm 2011 cho biết, ở vùng cao này tuy đời sống còn nhiều thiếu thốn nhưng các thầy cô luôn nỗ lực vì tình yêu nghề, yêu học trò. Ngắm những ánh mắt trong veo của lũ trẻ vùng cao mới thấy yêu nghề của mình đến như thế nào, bất chấp mọi khó khăn vất vả. Cô tâm sự: “Sáng hôm qua lúc vận chuyển ghế cho các em học sinh trời đổ mưa rất to. Chúng tôi chân đi ủng, mang theo cả áo mưa, quần áo khô rồi người thì cõng, gánh hay vác cả bàn ghế lên vai và băng rừng. Đoạn đường từ bản Pa Cha Ô ra được đường lớn (mà ô tô có thể đi) mất khoảng 2 tiếng đồng hồ đi bộ. Khi cõng đồ, mệt ở đâu thì ngồi nghỉ ở đó”.

 “Thật cảm động cho lòng yêu nghề của các cô giáo vùng cao này. Gồng mình cõng bàn leo dốc vậy mà vẫn tươi cười. Thật đáng để khâm phục, đáng được biểu dương!”, bạn Lê Tư bày tỏ.

 

Có thể bạn quan tâm

Thuốc Bambuterol và toàn bộ thông tin về thuốc

Bambuterol có công dụng làm giảm các triệu chứng như ho, cảm thấy khó thở và thở khò khè ở những người bị bệnh hen suyễn.

Chat với chúng tôi