Bảng xếp hạng các trường Đại học tại Việt Nam gây nhiều tranh cãi Theo bảng xếp hạng mới được công bố hôm 6/9 vừa qua, nhiều Đại học top đầu chỉ đứng ở thứ hạng trung bình, điều này đã gây nên 1 làn sóng phản ứng dữ dội trên cộng đồng mạng. Top 5 ngành nghề có tỷ lệ thất nghiệp cao nhất hiện nay Top 10 ...
Trang chủ > Hỏi Đáp Giáo Dục > Tin Tức Y Tế & Giáo Dục > Bảng xếp hạng các trường Đại học tại Việt Nam gây nhiều tranh cãi

Bảng xếp hạng các trường Đại học tại Việt Nam gây nhiều tranh cãi

Đánh giá: 1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (5 đánh giá, trung bình: 4,00 trong tổng số 5)
Loading...

Theo bảng xếp hạng mới được công bố hôm 6/9 vừa qua, nhiều Đại học top đầu chỉ đứng ở thứ hạng trung bình, điều này đã gây nên 1 làn sóng phản ứng dữ dội trên cộng đồng mạng.

Trường Đại học Quốc gia Hà Nội đừng ở vị trí thứ nhất

Trường Đại học Quốc gia Hà Nội đừng ở vị trí thứ nhất

Nhóm chuyên gia thực hiện đề án xếp hạng các trường Đại học tại Việt Nam bao gồm 6 thành viên. Họ thu thập cơ sở dữ liệu của các trường trong 3 năm (từ 2015 – 2017) để xây dựng một bảng xếp hạng phù hợp với hoàn cảnh của Việt Nam, mang tính định lượng, khả tín, khách quan và hướng tới chuẩn mực quốc tế.

Theo tin tức Y tế Giáo dục: Để có thể đánh giá xếp hạng các trường tại Việt Nam, nhóm chuyên gia dựa trên các nhóm tiêu chí bảng xếp hạng gồm: Nghiên cứu khoa học, Giáo dục đào tạo và Cơ sở vật chất và quản trị và tỷ lệ được tính: 40% (nghiên cứu khoa học), 40% (giáo dục đào tạo) và 20% (cơ sở vật chất và quản trị).

Theo bảng xếp hạng tổng thể mà nhóm chuyên gia này công bố, ĐHQG Hà Nội đứng đầu bảng với số điểm trung bình là 85.3. Các ĐH vùng và ĐHQG khác như ĐHQG TP.HCM, ĐH Đà Nẵng, ĐH Cần Thơ, ĐH Huế… đều nằm trong tốp 10. Cụ thể, ĐH Đà Nẵng xếp thứ 4, ĐH Quốc gia TP.HCM xếp thứ 5, ĐH Cần Thơ xếp thứ 6 và ĐH Huế xếp thứ 8.

Điều bất ngờ nhất đó là nhiều trường Đại học “trẻ” lại có thứ hạng cao trên bảng xếp hạng. Điển hình như Đại học Tôn Đức Thắng xếp ở vị trí thứ 2 với số điểm là 72 và Đại học Duy Tân ở vị trí thứ 9 với số điểm 61,1.

Còn các trường Đại học có tiếng lâu đời, hàng năm điểm đầu vào cao thì thứ hạng lại không cao. Ví dụ như khối các trường ĐH khối kinh tế có vị trí khá thấp. Cụ thể Trương ĐH Ngoại thương xếp thứ 23. Trường ĐH Thương mại xếp thứ 29. Trường ĐH Kinh tế quốc dân xếp thứ 30. Học viện Tài chính xếp thứ 40 và Học viện Ngân hàng xếp thứ 47.

Lý giải về nguyên nhân trên, nhóm chuyên gia cho rằng các trường này có quy mô đào tạo lớn song sự hiện diện trên các ấn phẩm khoa học quốc tế thì không cao.

Với “phép đo” này, một số ĐH được xếp các thứ hạng cao trong các bảng xếp hạng của quốc tế như Trường ĐH Bách khoa Hà Nội chỉ xếp hạng 7 trong bảng xếp hạng tổng thể của nhóm. Trường ĐH Y Hà Nội cũng khiêm tốn xếp ở hạng thứ 20.

Về nghiên cứu khoa học, Trường ĐH Tôn Đức Thắng xếp hạng 1. Về giáo dục đào tạo và cơ sở vật chất, ĐHQG Hà Nội đứng đầu.

TS Lê Quang Hưng, nhà nghiên cứu tại Melbourne, Australia, chủ biên của Báo cáo xếp hạng cho biết, nhóm thực hiện đề án vì đánh giá và xếp hạng đang là xu hướng trên thế giới nhưng không có bảng xếp hạng nào phù hợp với Việt Nam.

Trong khi đó, các đại học của Việt Nam lại đang thiếu động lực cạnh tranh và nâng cao chất lượng, thiếu động lực minh bạch thông tin cũng như thiếu động lực đẩy nhanh hội nhập quốc tế.

Tuy nhiên, ông Hưng cũng thừa nhận việc xây dựng một bảng xếp hạng cho Việt Nam gặp vô số khó khăn, từ mô hình đại học không thống nhất, thiếu số liệu và đặc biệt là số liệu không thống nhất, tin cậy và cập nhật. Chính vì vậy, từ 100 trường đã thu thập dữ liệu, nhóm đã rút gọn chỉ còn 49 trường.

Nguồn: Tuyển sinh Cao đẳng Y Dược

Có thể bạn quan tâm

Thuốc Bambuterol và toàn bộ thông tin về thuốc

Bambuterol có công dụng làm giảm các triệu chứng như ho, cảm thấy khó thở và thở khò khè ở những người bị bệnh hen suyễn.

Chat với chúng tôi