Trong cuộc họp Hội đồng Hiệu trưởng các trường Đại học Y Dược tại Việt Nam, nhiều ý kiến đề xuất nên lập nhóm tuyển sinh các trường Y Dược trong mùa tuyển sinh năm sau.
- Xem cách người thông minh chọn trường trong tương lai
- Y Dược sĩ ở Việt Nam phải chịu quá nhiều áp lực và nỗi sợ hãi
- 10 trường Đại học có điểm chuẩn tăng cao nhất năm 2017
Đề xuất các trường Đại học Y Dược lập nhóm tuyển sinh chung
Đề xuất thành lập nhóm tuyển sinh chung cho khối trường Y Dược
Theo Tin tức Y tế & Giáo dục, sáng ngày 27.08 Hội nghị Hội đồng Hiệu trưởng các trường Đại học Y Dược Việt Nam tổng kết những kết quả tuyển sinh năm 2017 và xây dựng phương án tuyển sinh những năm tiếp theo. Đáng chú ý nhất là ý kiến đề xuất thành lập nhóm tuyển sinh chung cho khối trường khoa học sức khỏe của Đại diện Trường Đại học Điều dưỡng Nam Định.
TS Vũ Văn Thành, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Điều dưỡng Nam Định cho rằng nhóm trường Y Dược nên sử dụng phần mềm xét tuyển chung. Dựa trên kết quả xét tuyển chung để thực hiện việc xét tuyển cho từng trường. Trong quá trình xét tuyển, các trường sẽ cùng nhau chia sẻ thông tin tuyển sinh để giảm tỷ lệ thí sinh ảo. Căn cứ xét tuyển vừa có thể thể dựa trên kết quả thi THPT quốc gia, vừa xét tuyển dựa vào học bạ. Ngoài ra mỗi trường có thể xây dựng và đề xuất thêm các tổ hợp mới để tăng nguồn tuyển cho từng trường.
Đại diện trường ĐH Điều dưỡng Nam Định phân tích: Thành lập nhóm ngành Đại học, Cao đẳng Y Dược xét tuyển sẽ tiết kiệm được chi phí và nhân lực trong tuyển sinh, đồng thời hỗ trợ đội ngũ kỹ thuật của nhóm cũng như chủ động hơn trong việc xác định điểm chuẩn dự kiến và danh sách thí sinh trúng tuyển trước khi trình Bộ GD&ĐT. Ngoài ra việc tuyển sinh chung còn đem lại lợi ích cho thí sinh, giúp thí sinh có thông tin đầy đủ, chính xác để điều chỉnh nguyện vọng xét tuyển vào ngôi trường đại học phù hợp nhất với kết quả thi của mình.
Đề xuất rút ngắn thời gian đào tạo và tăng tính thực hành cho sinh viên Y Dược
Thời gian đào tạo Đại học Y Dược được rút ngắn còn 3 – 5 năm
Bên cạnh đề xuất thành lập nhóm tuyển sinh chung các trường Đại học, ý kiến rút ngắn thời gian đào tạo Đại học Y Dược cũng là đề xuất được chú ý trong Hội nghị Hiệu trưởng các trường Đại học Y Dược Việt Nam.
Ông Nguyễn Minh Lợi, Phó Cục trưởng Cục Khoa học công nghệ và đào tạo (Bộ Y tế) đề xuất thời gian đào tạo Đại học Y Dược sẽ phân thành 2 loại: Loại 1 kéo dài 4 năm đối với các ngành điều dưỡng, y tế công cộng, kỹ thuật y học và các hệ cử nhân khác. Loại 2 là ngành y khoa, răng hàm mặt và dược sẽ có thời gian đào tạo là 5 năm (tối thiểu là 150 tín chỉ) tương đương trình độ bậc 7 trong Khung trình độ quốc gia. Riêng ngành Y học cổ truyền và Y học dự phòng sẽ không đào tạo thành mã ngành riêng như hiện nay. Thời gian đào tạo Trung cấp, Cao đẳng chính quy, hệ liên thông và Văn bằng 2 Cao đẳng Y Dược không có sự thay đổi.
Như vậy, thời gian đào tạo Bác sĩ đa khoa có thể rút ngắn xuống còn 5 năm thay vì 6 năm hiện tại. Thí sinh đăng ký xét tuyển chuyên ngành Y Dược từ Trung cấp trở lên phải đạt tiêu chuẩn đầu vào tối thiểu phải tốt nghiệp THPT.
Tuy nhiên hầu hết các ý kiến của thành viên hội đồng đều cho rằng, không nên rút thời gian đào tạo các trường Y Dược xuống 5 năm mà nên giữ thời gian 6 năm.
Tuyển sinh Cao đẳng Y Dược thời gian học 03 năm
Sinh viên Y Khoa phải thi chứng chỉ hành nghề ngay sau tốt nghiệp
Trong bối cảnh đào tạo Y Khoa hiện nay, việc tổ chức một kỳ thi cấp quốc gia để cấp chứng chỉ hành nghề đối với bác sĩ, dược sĩ là rất cần thiết để đảm nâng chất lượng đầu ra, đảm bảo an toàn cho người bệnh. Hiện Bộ Y tế đã xây dựng đề án thành lập Hội đồng Y khoa quốc gia để chịu trách nhiệm tổ chức cuộc thi này. Kết quả của cuộc thi sẽ là căn cứ để Cục Quản lý khám chữa bệnh của Bộ Y tế cấp chứng chỉ hành nghề. Tuy nhiên, việc cấp chứng chỉ có thể chỉ có giá trị trong 5 năm chứ không phải là vĩnh viễn như trước đây.
Thời điểm thi sẽ được thực hiện ngay sau khi sinh viên Đại học, Cao đẳng Y khoa vừa tốt nghiệp để đảm bảo sàng lọc đối tượng được tham gia giai đoạn thực hành nghề nghiệp sau đó. Mỗi năm sẽ tổ chức kỳ thi cấp Chứng chỉ hành nghề 3 – 4 lần tại nhiều nơi khác nhau và chỉ sử dụng chung một quy chế.
Dù những đề xuất nhận được nhiều ý kiến trái chiều khác nhau, tuy nhiên Đại diện Bộ Y tế khẳng định: “Quan điểm của Bộ Y tế là đảm bảo an toàn cho người bệnh. Trước đây chúng ta chỉ tập trung để tạo ra số lượng, bây giờ chúng ta phải tập trung cho chất lượng dù điều này sẽ rất khó khăn”.