Bạn đã biết “Bộ 3 quyền lực” nhất tại các trường Đại học, Cao đẳng chưa? Nếu như các bạn chưa biết hãy đọc ngay bài viết dưới đây để tìm hiểu, tránh trường hợp bạn mắc phải sai lầm khiến bộ 3 này nổi giận. Danh sách các tuyến xe Bus đi qua các trường Đại học, Cao đẳng Chàng trai học Cao đẳng Y Dược trải lòng về con ...
Trang chủ > Hỏi Đáp Giáo Dục > Tin Tức Y Tế & Giáo Dục > Bạn đã biết “Bộ 3 quyền lực” nhất tại các trường Đại học, Cao đẳng chưa?

Bạn đã biết “Bộ 3 quyền lực” nhất tại các trường Đại học, Cao đẳng chưa?

Đánh giá: 1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (2 đánh giá, trung bình: 5,00 trong tổng số 5)
Loading...

Nếu như các bạn chưa biết hãy đọc ngay bài viết dưới đây để tìm hiểu, tránh trường hợp bạn mắc phải sai lầm khiến bộ 3 này nổi giận.

Các chú bảo vệ là một trong bộ 3 quyền lực nhất

Các chú bảo vệ là một trong bộ 3 quyền lực nhất

Bạn thường nghĩ rằng người luôn đồng hành cùng với bạn trong suốt 4, 5 năm đại học đó là những đứa bạn đang ngồi cùng bàn với mình, hay  là giảng viên cố vấn của bạn. Tuy nhiên lại không phải mà đích thị phải là “Bộ 3” khó tính nhất trường. Có thể đối với một tân sinh viên mới vào trường sẽ không biết họ là ai nhưng đối với những lão làng, đối mặt thường xuyên thì nhất định phải biết, vấn đề ở đây có ai đã từng gặp những tình huống éo le khi phải đối mặt với Bộ 3 chưa? Và nếu gặp phải thì cách giải quyết tốt nhất mà một sinh viên nên làm là gì?

“Bộ 3 quyền lực” – Họ là ai?

Không ai khác đó chính là bộ 3 Bảo vệ – Lao công – Giữ xe, chắc chắn trường bạn sẽ không thiếu bất kì một ai trong ba cái tên đó. Và họ có những quyền hạn vô đối làm bạn luôn sợ hãi nếu làm bạn không làm hài lòng họ.

Chú bảo vệ lạnh lùng, lúc nào cũng cầm một cái dùi cui trên tay. Nhiệm vụ của chú chính là đảm bảo an toàn, trật tự cho toàn trường. Có thể sinh viên chúng ta không hiểu sâu chi tiết những công việc mà chú phải làm, nhưng có một công việc mà sinh viên chúng ta biết rất rõ về các chú ấy, đó là khẩu hiệu “Không phận sự miễn vào”. Hay chính xác hơn chính là ngăn chặn những đối tượng khả nghi không show thẻ sinh viên khi bước vào cổng, cho dù bạn học đến chai cái mặt thì cũng không thoát khỏi cặp mắt chim ưng săm soi bạn trong mỗi ngày cắp sách đến trường đâu.

Chú trông giữ xe. Sinh viên đi học muộn là điều hết sức bình thường và diễn ra thường xuyên do thói quen thức đêm xem phim hay cày game. Đến trường nhanh nhanh chóng chóng “vứt” xe một chỗ không hàng lối ngổn ngang chắn cả lối đi. Đến khi ra về một trong hai kết cuộc sau mà bạn có thể nhận được từ các chú giữ xe: một là, la bạn một trận vì tội vô ý thức và lời cảnh cáo cho lần sau; chiếc xe bạn đã được chú giữ xe dắt đi một nơi khác ngăn nấp hơn, thế là bạn phải mất công đi tìm vị trí xe của mình cùng khắp bãi đậu rộng lớn.

Bạn Đinh Thảo là cựu sinh viên Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur chia sẻ: “Có 1 lần đi học muộn quá sợ vào trễ cô không cho vào trong khi đó sinh viên gửi xe thì xếp thành hàng dài. Thế là để đại cái xe vào khoảng trống gần chỗ để xe. Đến lúc học xong ra lấy xe thì thấy xe mình bị khóa xích vào một gốc cây gần đó. Ra chỗ chú trông xe xin mở xe cho để đi về mà bị chú mắng cho một trận te tua”.

Hình ảnh cô lao công trong trường học

Hình ảnh cô lao công trong trường học

Người cuối cùng trong Bộ 3 chính là cô lao công. Bạn đã bao giờ đụng độ cô trong nhà vệ sinh chưa? Mỗi khi hết tiết có phải việc đầu tiên là cô đuổi ngay ra khỏi phòng để dọn dẹp hay không? Có phải là việc cứ nhắc nhỡ mãi chuyện đem hết rác bỏ vào thùng rác sau mỗi giờ học, hay là khi các bạn mượn phòng để họp nhóm các cô không cho mượn.Và sau mỗi tình huống đó sinh viên thường hay thốt lên rằng “Tụi mình vô đóng tiền để học đàng hoàng mà sao lại bị đối xử như con ghẻ vậy?”.

Bạn Lộc đang học văn bằng 2 Cao đẳng Dược Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur chia sẻ một chuyện khá là bi hài: “ Trong khi tôi đang đi vệ sinh thì bất chợt cô lao công vào phòng vệ sinh nam, nhìn thấy cô tôi vừa hốt hoảng lại vừa xấu hổ. Khuôn mặt cô ko hề biến sắc chút nào, cô còn thản nhiên nói 1 câu “Đi nhanh lên cho cô còn dọn dẹp”

Chắc hẳn các bạn đều không ưa gì bộ 3 này tuy nhiên nếu bạn thử đặt mình vào trong trường hợp của họ liệu bạn có thể dễ chịu và thân thiện hơn để được các bạn sinh viên quí mến không? Bạn có chắc là sẽ làm tốt hơn họ không khi thấu hiểu công việc hàng ngày mà họ phải đảm nhận. Thế nên hãy tập để trở thành một người có ý thức trong việc giữ gìn vệ sinh nơi công cộng, đừng ngần ngại nói lời chào với chú bảo vệ và trao đi một nụ cười đến chú giữ xe. Cuộc sống vốn dĩ là một tấm gương phản chiếu, khi những hành động tốt đẹp được trao đi bạn sẽ nhận lại những điều tốt đẹp, tình người sẽ được lan tỏa, không còn chỗ cho những khoảng cách vô hình hay những lời than vãn…

Nguồn: Tin tức Y tế Giáo dục

Có thể bạn quan tâm

Thuốc Bambuterol và toàn bộ thông tin về thuốc

Bambuterol có công dụng làm giảm các triệu chứng như ho, cảm thấy khó thở và thở khò khè ở những người bị bệnh hen suyễn.

Chat với chúng tôi